Kiểm soát lượng đường trong máu bao gồm rất nhiều yếu tố như thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, tập thể dục... Dưới đây là những biện pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên mà không cần thuốc
1. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Khi nói đến lời khuyên về việc làm thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu, các loại thực phẩm giàu chất xơ là điều đầu tiên được nhắc tới. Các chất xơ hòa tan có thể hoà tan trong nước giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự hấp thu carbohydrate cũng như giảm nhu cầu insulin. Chất xơ không hòa tan, ngược lại, không hòa tan trong nước, giúp tăng cường đào thải các chất thải và giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Vì thế, bạn nên ưu tiên các loại cải xoăn, rau bina, đậu xanh, ngô, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt...
2. Chỉ nên tiêu thụ các chất béo lành mạnh
Ăn chất béo lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa lượng cholesterol trong máu và chống oxy hóa. Vì vậy, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và chiên xào, đồ ăn nhanh hay đồ ăn đóng gói sẵn. Các nguồn cung cấp chất béo lành mạnh là dầu từ các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt lanh, cá...
3. Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể
Đừng quên kiểm soát chặt chẽ lượng calo mà bạn tiêu thụ mỗi ngày, bởi điều này giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống của mình thật hợp lý.
Nếu bạn là một người phụ nữ vóc dáng nhỏ bé, bạn nên tiêu thụ khoảng 1.200 đến 1.600 calo một ngày.
Nếu bạn là một người phụ nữ mập và đang muốn giảm cân, tiêu thụ khoảng 1.600 đến 2.000 calo một ngày.
Nếu bạn là một người đàn ông trung bình, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2.000 đến 2.400 calo.
4. Tự kiểm tra đường huyết mỗi ngày
Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Tốt nhất là kiểm tra trước khi ăn sáng và sau ăn tối, sau bữa ăn 1-2 giờ. Hiện nay có rất nhiều loại đường kế giúp lưu giữ nồng độ glucose một cách tự động.
5. Uống trà xanh
Thay thế đồ uống có đường bằng trà xanh là một cách rất tốt để cắt giảm calo và kiểm soát mức độ đường trong máu. Trong thực tế, một số lượng lớn bệnh nhân khẳng định có một sự cải thiện lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể sau khi uống trà xanh liên tục trong một thời gian.
Bạn nên duy trì thói quen uống trà xanh hằng ngày, tuy nhiên cần lưu ý không uống trà đặc vào lúc đói vì có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
6. Giữ tinh thần thoải mái
Trầm cảm và căng thẳng có thể kích thích tăng cường mức độ đường trong máu. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử một số bài tập thở, yoga hoặc đi bộ. Hãy giữ tinh thần thật thoải mái, thư giãn và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Minh Huệ (Theo Giadinhvietnam.com)