Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng viêm loét của bệnh nhân viêm loét đại tràng. Không ít người luôn lo sợ việc ăn uống không khoa học có thể gây ra triệu chứng đau đớn. Bởi vậy, hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
Ngoài ra, cũng có một vài nhân tố khác ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, cũng như bệnh viêm loét đại tràng. Giải pháp tốt nhất ở đây là chúng ta cần quan tâm đến chế độ ăn, tìm hiểu về những loại thực phẩn tuyệt đối nên tránh khi bị viêm loét đại tràng.
Dưới đây, là 6 thực phẩm bệnh nhân viêm loét đại tràng cần tránh:
Sữa
Cơ thể không hợp với lactose là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến những người bình thường nói chung, mà còn tới bệnh nhân viêm loét đại tràng nói riêng.
Không hợp với lactose sẽ khiến cơ thể không tiêu hóa được lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, vì ruột non thiếu enzyme tiêu hóa được gọi là lactase. Cơ thể không hợp với lactose có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Tránh các sản phẩm từ sữa hay bổ sung thêm lactase có thể làm giảm các triệu chứng này.
Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa caffeine
Những người bị viêm loét đại tràng thường bị mất nước do tiêu chảy, bởi vậy nếu không uống nhiều nước, họ sẽ có nguy cơ bị mất nước cao. Tuy nhiên điều quan trọng là phải lựa chọn các đồ uống một cách đúng đắn và có lợi nhất.
Cà phê, trà, cũng như sô cô la và các loại thực phẩm có chứa caffeine khác hoạt động như thuốc lợi tiểu, gây mất nước. Hơn nữa, những thức uống này còn có thể gây ra tiêu chảy hoặc khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa
Chất béo không lành mạnh
Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí "Gut" cho thấy những chị em có một chế độ ăn với hàm lượng chất béo chuyển hóa cao, chẳng hạn như những thực phẩm đã qua chế biến có chứa chất hydro hóa, có nguy cơ bị viêm loét đại tràng cao hơn.
Ngược lại, những người ăn nhiều axit béo omega-3, có trong cá hồi, cá thu, có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Bởi vậy, hạn chế chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa trong thịt đỏ cũng như chất béo chuyển hóa, sẽ rất có lợi cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Đồ uống có ga
Khả năng sủi bọt trong đồ uống có ga là do axit cacbonic. Axit cacbonic có thể tạo ra khí và gây khó chịu vùng bụng cho những bệnh viêm ruột.
Nhiều loại nước giải khát hay thức uống có ga chứa caffeine, có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, nước ngọt còn là nguyên nhân gây bệnh béo phì, tăng nguy cơ tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa gluten
Cơ thể nhạy cảm hay không hợp với Gluten đang trở thành một trong những vấn đề ngày càng tăng của những người bị viêm loét đại tràng.
Trong những năm gần đây, rất nhiều người bị nhạy cảm với gluten và gây ra một vài phản ứng với thực phẩm chứa gluten có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch.
Ảnh minh họa
Các loại hạt
Khi bị viêm loét đại tràng, tốt nhất là ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây kích ứng lên niêm mạc ruột. Điều đó có nghĩa là bạn cần tránh các thức ăn nhiều chất xơ như các loại hạt cắn, hạt giống và rau sống.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, người bị viêm loét đại tràng nên tránh ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời làm cho các triệu chứng bệnh viêm ruột tồi tệ hơn. Theo các bác sĩ, ăn vừa đủ, đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Cố gắng ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau 2 đến 3 giờ sẽ tốt hơn chế độ ăn 3 bữa mỗi ngày như bình thường.
Theo Trí Thức Trẻ