Và rồi câu chuyện cuống cuồng tìm chồng của những “hàng tồn kho” này đã gây ra không ít chuyện dở khóc dở cười.
Mẹ con cùng lập mưu “chài” rể
Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay đã ngoài 30 tuổi. Đàn ông ngoài 30 lấy vợ là chuyện đơn giản. Mà thực tế, đàn ông ở tuổi nào cũng có thể lấy vợ mà chẳng lo ngại. Chỉ có phụ nữ bước quá tuổi thích hợp là kéo theo bao điều rắc rối.
Hiền không phải là cô gái có nhan sắc, gia cảnh lại không mấy khá giả. Bố mẹ chị có sạp hàng khô ngoài chợ, tiền sống của cả nhà trông cả vào đó. Tiền lương kế toán cho một công ty tư nhân của Hiền chỉ đủ xăng xe đi lại và vài bữa cà phê với bạn bè là hết.
Hiền lại không biết làm đẹp cho mình nên chị trông già hơn tuổi thật của mình khá nhiều. Hồi còn trẻ, bố mẹ thúc giục yêu đương, Hiền chẳng màng tới vì chị thấy bố mẹ mình cãi vã, gây lộn quá nhiều.
Em trai Hiền kết hôn từ năm 24 tuổi, giờ đã có con trai 4 tuổi. Cả cậu em này cũng lo cho bà chị duy nhất của mình không kém. Cả nhà xúm vào mai mối nhưng chẳng đám nào thành. Hiền nhiều tuổi, nhưng lại hay kén cá chọn canh. Chị không muốn chọn bừa để người đời xì xào “gái ế nên cuống cuồng vơ đại”.
Bao nhiêu đám bố mẹ và em trai giới thiệu cho Hiền đều không đồng ý. Người thì đã từng một đời vợ, người tuy chưa kết hôn lần nào nhưng gia cảnh lại chẳng tốt, người thì thấp, người thì béo, người thì ngoại hình không ra gì…
Với bất cứ ai, Hiền cũng tìm ra được lí do để chê bai. Mải miết tìm người trong mộng trong vòng một năm trời mà không thành, đến lúc ấy, Hiền mới nhận thức được hoàn cảnh của mình. Rằng gái quá lứa lại không xuất sắc thì không có quyền đòi hỏi và yêu cầu cao.
Đã biết thân biết phận nên Hiền bắt đầu đồng ý hẹn hò với các mối bố mẹ giới thiệu một cách thiện chí hơn. Có một chàng trai mà cả Hiền và bố mẹ cô đều ưng. Anh ta tên Tuấn, năm nay 35 tuổi, có một đời vợ, chưa có con và làm trong ngành xây dựng. Tuy làm xây dựng nhưng Tuấn khá mồm mép, ngoại hình khá cũng đã có chút sự nghiệp. Thế nhưng anh ta lại không ưng Hiền.
Hiền là con gái nhưng không mấy đảm đang, chị cũng ít nói và có phần hơi vô duyên. Song gia đình Hiền quyết không để mất chàng rể này. Mới đầu, nhà chị tìm cách lấy lòng “đối phương”. Mẹ Hiền và chị thường xuyên qua thăm bố mẹ Tuấn, hỏi han sức khỏe và trò chuyện.
Thấy Hiền cũng có vẻ là con nhà lành, không có sự nghiệp nên chắc sẽ quan tâm được nhiều tới gia đình nên mẹ Tuấn cũng khá ưng ý. Bà cũng có ý vun vén cho con trai. Con bà đã từng có một đời vợ, cũng chẳng nên kén chọn nhiều. Hiền khỏe mạnh, có thể sinh cho bà những đứa cháu đẹp đẽ. Thế là đủ, nhưng Tuấn không thích nên anh tìm mọi cách để giãn ra.
Để vun cho mối duyên này, hai bên gia đình thường xuyên gặp mặt ăn uống để Tuấn và Hiền có dịp gặp nhau rồi họ để Tuấn đưa Hiền về nhà. Lệnh của mẹ đã đưa ra là bằng mọi cách Hiền phải đưa Tuấn vào “tròng”, Hiền mà mang thai thì Tuấn ắt phải cưới.
Vì thế, Hiền luôn phải tìm cách để hai người đi chơi về thật muộn và nhà cô chắc chắn sẽ có việc gì đó để cô không vào nhà được và Tuấn phải lo chỗ ngủ cho Hiền, nhưng chưa lần nào thành công.
Thấy câu chuyện diễn ra chậm chạp, không đạt được như ý muốn, hai bên gia đình bàn nhau đi du lịch và bố mẹ lẳng lặng rủ nhau về để Tuấn và Hiền ở lại. Mẹ Hiền nói: “Đàn ông dù quân tử đến thế nào thì lúc có cơ hội cũng chẳng từ được đâu” để trấn an con gái bằng kế hoạch sắp thành công.
Nhưng Tuấn không đồng ý chung phòng với Hiền nên mọi chuyện lại công cốc. Không ngừng lại, Hiền được mẹ Tuấn đồng ý cho chuyển sang nhà ở cùng để hai người có dịp gặp nhau nhiều hơn.
Việc tiếp xúc nhiều với nhau sẽ tạo thói quen rồi ắt hẳn sẽ dẫn tới nhớ nhung. Mặc cho những kì vọng như thế của người lớn, Tuấn vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Rồi bất ngờ một ngày, anh ta dẫn về một cô gái khá xinh xắn, nhanh nhẹn, giới thiệu với bố mẹ đó là người yêu của mình.
Cô gái này hơn hẳn Hiền. Nên lẽ dĩ nhiên, mẹ Tuấn ưng hơn. Bà lại nói khéo để Hiền dọn đồ về nhà. Tưởng đến vậy là mối duyên của Hiền và Tuấn chấm dứt, nhưng mẹ Hiền nói: “30 chưa phải là Tết. Nó chưa lấy vợ thì con vẫn còn cơ hội”.
Và hai mẹ con Hiền lại ngấm ngầm “ủ mưu” tìm cách kéo Tuấn về. Câu chuyện chưa kéo đến hồi kết nhưng có lẽ, nhân duyên của Hiền không thể là kết hôn với người đàn ông này được.
Hớn hở làm bùa yêu
Cũng rơi vào cảnh quá lứa lỡ thì như Hiền, nhưng Trang (Hải Phòng) dường như có tương lai rạng rỡ hơn và có hi vọng hơn bởi lẽ mọi thứ của cô đều hơn hẳn cô Hiền trong câu chuyện đã kể ở trên.
Trang năm nay vừa đúng 30 tuổi, xinh đẹp, giỏi giang. Cô là người phụ nữ khá thành đạt. Thế nhưng điều lạ là dù điều kiện của Trang tốt đến thế, cũng có nhiều người săn đón nhưng cô chẳng bén duyên ai.
Mẹ cô nói cô bị mất duyên nên người ta chỉ thích được vài ngày là chán. Đi xem bói thì thầy nói Trang có duyên âm đi theo nên hễ có người theo đuổi, vong đi theo cô đều tìm cách phá.
Câu chuyện tình kiếp trước được thầy kể rằng Trang và vong đi theo cô kiếp trước yêu nhau say đắm nhưng chẳng lấy được nhau. Vong này tự tử hẹn kiếp sau gặp lại, nhưng rủi là vong không được đầu thai nên cứ đi theo Trang để phá duyên của cô.
Để yên ổn lấy chồng, điều đầu tiên là phải cắt duyên. Trước, Trang chẳng mấy tin vào bói toán nhưng đến tuổi này vẫn chưa kết hôn, cô đâm lo nên vin vào những điều thầy nói, Trang đều thấy là có lí do và đồng ý làm lễ cắt duyên âm.
Lễ cắt duyên này tiêu tốn của cô khá nhiều tiền nhưng cũng mang lại cho cô niềm hi vọng tràn trề rằng duyên tình sẽ tới âm ầm sau khi duyên âm được cắt. Nhưng mọi thứ cũng không thay đổi nhiều. Mẹ Trang nói, ở tuổi cô khó lòng mà lấy được trai tân. Mà Trang lại là người thành đạt.
Phụ nữ thành đạt không chấp nhận lấy một người đàn ông kém cỏi hơn mình làm chồng. Hoặc giả là có lấy thì chắc chắn rằng cuộc hôn nhân đó sẽ không hạnh phúc. Bởi vậy, để lấy được chồng và có một gia đình hạnh phúc, mẹ nói Trang phải hi sinh sự nghiệp. Cô đồng ý.
Từ chức trưởng phòng của một công ty chuyên về tổ chức sự kiện, Trang xin nghỉ việc và xin làm một chân hành chính trong một công ty nhỏ. Chẳng biết lời khuyên của mẹ có đúng đắn hay không, bởi chẳng bao lâu sau đó, Trang lại bắt đầu một tình yêu mới.
Người yêu Trang tên Dũng. Anh ta khá điển trai, tính tình dễ chịu, có sự nghiệp, đã qua một đời vợ, và có một con trai 4 tuổi. Hai người gặp nhau qua sự giới thiệu của bạn bè và thấy trò chuyện khá hợp.
Cậu con trai 4 tuổi đáng yêu của Dũng xuất hiện trong mọi buổi hẹn hò, nhưng điều đó không làm Trang thấy khó chịu. Trái lại, cô rất quý thằng bé và vui vì thằng bé giúp cô và Dũng trò chuyện thoải mái hơn.
Có lẽ vì thế nên Dũng khá có thiện cảm với Trang. Mọi chuyện đang phát triển tốt đẹp thì có kẻ thứ 3 chen ngang. Cô ta trẻ hơn Trang, cũng khôn khéo hơn Trang. Cô ta đến nhà Dũng cơm nước, chợ búa như người nhà, mua quà rồi đưa đón con trai anh đi học.
May mắn là thằng bé lại quý cô Trang hơn nhưng điều đó không đảm bảo được rằng Dũng sẽ không nảy sinh tình cảm với cô ta. Nếu là trước kia, Trang sẽ sẵn sàng từ bỏ chuyện tình yêu này bởi cô không thiếu người săn đón.
Nhưng giờ, tuổi cũng đã có, nhan sắc cũng bắt đầu mất theo thời gian, mà nhất là Trang cảm thấy khá hợp với Dũng nên cô muốn tiến tới hôn nhân với anh.
Quyết tâm không để mối lương duyên đẹp đẽ này bị tan tành bởi kẻ thứ ba, mẹ con Trang vội vã tìm thầy xin bùa yêu. Trang không thích tình cảm giả dối tạo ra từ cách làm bùa phép, nên cô cố trấn an mình rằng Dũng trước sau cũng yêu cô, chỉ là cô giúp anh làm chuyện đó nhanh hơn mà thôi.
Để làm bùa yêu, thầy yêu cầu Trang phải lấy được bộ quần áo của Dũng đã mặc, từ trong ra ngoài, một ít tóc của anh, cùng một tấm ảnh mới chụp gần đây nhất.
Bộ quần áo của Dũng được dùng để mặc cho hình nhân. Thầy làm phép để không một cô gái nào có thể đến gần anh được ngoại trừ Trang. Tiếp đó, thầy đốt tóc của Dũng thành tro, trộn với vài thứ bột khó hiểu rồi đựng vào một túi nhỏ, nói Trang luôn phải giữ nó bên mình, phần còn lại thầy yêu cầu Trang hòa nước uống hàng ngày.
Cô còn phải tìm cách cho Dũng uống bột tro có ảnh đốt, tóc của cô và trộn thuốc của thầy. Thầy bảo bùa sau 3 tháng sẽ có tác dụng. Nhưng trong 3 tháng ấy, Trang tuyệt đối không được tiếp xúc thân thể với Dũng dù chỉ là chuyện cầm tay.
Đó là một việc khó đối với đôi lứa, nhưng vì tương lai của mình, Trang làm đúng như những gì thầy yêu cầu. Chẳng biết bùa yêu có hiệu nghiệm hay không, chỉ biết vì tin tưởng tuyệt đối vào bùa yêu, sợ động chạm với Dũng nên Trang ít gặp anh hơn.
Điều đó đã vô tình tạo điều kiện cho kẻ thứ 3 và sợ rằng, Trang mất Dũng trước khi bùa yêu kịp phát đi tác dụng của mình.
Gái truân chuyên lấy chồng bừa
Nga (Nam Định) không phải là gái ế. Ngược lại, cô đã từng có hai đời chồng nhưng khốn nỗi cả hai chồng của cô đều mất vì tai nạn mà chưa kịp cho cô đứa con nào. Chồng chết, Nga đã đủ đường đớn đau.
Cô còn bị làng xóm gán cho cái tội cao số giết chồng. Cả bố mẹ chồng của chồng thứ nhất và chồng thứ hai đều xa lánh cô con dâu mệnh xấu này.
Vì Nga bị gán tội nên chẳng ai dám đến tìm hiểu Nga. Người ta sợ bị chết oan như hai anh chồng trước của cô. Nga đã từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ tái hôn nữa vì cô có lúc cũng tin rằng chính mình hại chết chồng mình vì không dưng, hai người chồng của cô đều qua đời vì tai nạn.
Nhưng giờ, tuổi cũng đã có, nhan sắc cũng bắt đầu mất theo thời gian, mà nhất là Trang cảm thấy khá hợp với Dũng nên cô muốn tiến tới hôn nhân với anh. (ảnh minh họa)
Thế nhưng khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong Nga chẳng thể dập tắt. Cô thèm có một mái ấm, có người để trò chuyện, có người săn sóc, lo lắng cho cô lúc ốm đau, cô cũng mong mình có một đứa con để chăm bẵm.
Thương Nga, bạn bè cô cũng giới thiệu cho cô không ít các mối, nhưng cái tội sát chồng khiến chẳng ai dám có ý định tiến tới hôn nhân với Nga.
Thực ra, cũng có người yêu Nga, không quan tâm đến chuyện sát số hay giết chồng, muốn lấy Nga làm vợ nhưng gia đình cô không đồng ý vì cậu còn trẻ quá so với Nga. Cô cũng sợ rằng ý nghĩ muốn lấy cô của cậu cũng chỉ là do tuổi trẻ bồng bột, để khi cậu nhận ra rồi hối hận thì quá muộn.
Nga không muốn làm ảnh hưởng đến tương lai của chàng trai này, nên kiên quyết khước từ. Khước từ thì mặc khước từ, chàng trai này vẫn một mực theo đuổi Nga. Nghĩ nếu có cố lấy cậu thì chắc chắn cũng không có hạnh phúc nên Nga tìm cách để nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ này.
Những người đàn ông mà chị cảm thấy ăn ý thì đều chê gò má sát chồng của chị. Cực chẳng đã, Nga không kén chọn nữa mà hễ ai đồng ý cưới là chị cưới luôn, không cần yêu đương tìm hiểu để làm nhau mất thời gian.
Quả thật, nói là làm. Nghe tin Nga cưới ai cũng bàng hoàng. Người ta càng bàng hoàng hơn khi Nga lấy một người đàn ông hơn chị đến 10 tuổi, góa vợ, đã có hai con và yêu cầu không sinh thêm con.
Ông ta lấy Nga với lí do, ông ta bị gán cho cái số sát vợ nên ông nghĩ ông có thể hiểu được nỗi khổ tâm của Nga và ông tin hai người có thể chia sẻ được nỗi niềm này với nhau.
Chồng Nga không công ăn việc làm, thi thoảng chạy vài chuyến xe ôm lấy tiền rượu chè. Lấy Nga về, ông chẳng chia sẻ điều gì cùng cô như ông từng nói mà ông giao hẳn việc chăm sóc hai con của mình cho cô vợ, còn bản thân ông thì xả láng rượu chè.
Ông thậm chí cũng chẳng buồn đi chạy xe ôm nữa, mà dùng tiền của vợ để rượu chè. Mà hễ rượu say về là lại đánh vợ. Trước khi lấy chồng, Nga khổ tâm một thì giờ có chồng, cô còn khổ hơn gấp mười.
Không dưng cô lại phải đi nuôi con của người, chăm con của người, quần quật làm việc để nuôi rượu cho chồng, nuôi con chồng ăn học, không có tiền đưa thì bị chồng đánh. Nga không dám tâm sự chuyện này với ai vì cô không muốn bị thương hại.
Cắn răng chịu khổ một mình khiến người cô ngày càng hao mòn, gầy rộc. Mong muốn có một đứa con của riêng mình khiến Nga liều lĩnh mang thai. Đến khi chồng phát hiện, cô bị ép phá.
Mất đứa con chưa kịp thành hình khiến Nga rơi vào tình trạng trầm cảm. Giờ cô chỉ như một cái bóng, lặng lẽ làm việc và đưa tiền. Của nợ đã rước vào người thì khó lòng dứt ra nổi. Vậy là, không chồng thì khổ, nhưng có chồng còn khổ hơn.
Cả nhà cuống cuồng tìm chồng cho con gái
29 tuổi, My vẫn tin là mình còn trẻ. Cô chưa từng một lần nghĩ mình là gái ế vì cô còn biết bao nhiêu việc muốn làm và cần làm. Chồng con vào chắc chắn sẽ bị vướng bận và chẳng làm được việc gì ra hồn, nghĩ vậy nên My vẫn bình chân như vại trong chuyện kết hôn. Nhưng bố mẹ cô thì khác.
Nếu như 5 năm trước đây, My là niềm tự hào của bố mẹ vì cô xinh đẹp, giỏi giang thì giờ đây cô trở thành nỗi lo lắng, thậm chí có đôi khi cô còn khiến ông bà ngại ngùng.
Bố mẹ My luôn tin rằng con gái ông bà tuyệt vời như thế thì việc tìm một chàng rể là việc hết sức bình thường và đơn giản. Ông bà còn nghĩ rằng hẳn là con gái có cả một danh sách dài dằng dặc các anh chàng xếp hàng muốn được hẹn hò.
Thế nhưng hóa ra câu chuyện không đi theo chiều hướng mà ông bà mong muốn. My giỏi giang nên có phần kiêu ngạo, tính tình vì thế có chút khó chịu. Lùi về 5 năm trước, quả thật có nhiều chàng đến nhà cô trồng cây si thật, nhưng càng tuổi cao thì lại càng “mất giá”.
Đã lâu My chẳng hề có chuyện yêu đương với người đàn ông nào. Nhưng cô không quan tâm điều đó. Duyên số nếu phải đến thì ắt sẽ tự đến.
Bố mẹ My thì nghĩ khác. Ông bà tin rằng con gái yêu của mình thực sự đã “ế”. Giục con gái lấy chồng mà không nhận được thái độ hợp tác khiến hai người càng lo lắng. Mẹ cô thi thoảng lại cứ sụt sịt hỏi con: “Bao giờ mày mới cho mẹ cháu bồng cháu bế hả con?”.
Bố My lúc đầu thì nhỏ nhẹ, thủ thỉ nói chuyện, sau thì ông chuyển sang dùng biện pháp mạnh. Ông yêu cầu My đi gặp mặt, ông quát My nếu cô làm việc quá nhiều, ông bắt con giảm việc để học nữ công gia chánh. Ông cũng đưa ra lời “đe dọa”: “Nội trong năm nay không lấy chồng thì năm sau mày chuyển ra khỏi nhà cho bố. Hàng xóm nói ra nói vào, bố mệt lắm”.
Để hai người không buồn lòng, My miễn cưỡng đi gặp mặt vài lần nhưng chẳng lần nào thành công. Không từ bỏ, bố mẹ My nhờ tới sự giúp đỡ của báo giới.
Chọn bức ảnh đẹp nhất của con gái, bố mẹ My cho đăng tin kết bạn bốn phương mong sẽ có người nào đó hợp duyên, hợp tuổi, bén duyên với con gái họ.
Vì số điện thoại của My công khai trên mặt báo nên khá nhiều người gọi điện đến làm quen. My gần như phát điên với hàng trăm tin nhắn điện thoại cùng những cuộc nháy máy.
Nhưng cô cũng không dám cáu với bố mẹ vì My biết bố mẹ cũng khổ tâm lắm. Hàng xóm ác miệng ra vào nói: “Tưởng giỏi giang thế nào. Có tấm chồng lấy cũng không xong. Đúng là nhà vô phúc”.
Để chấm dứt những điều tiếng linh tinh từ bên ngoài, My bàn với bố mẹ cho cô cưới giả. Một kịch bản được dựng lên. Chồng cô là Việt kiều sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Đấy sẽ là lí do hợp lý để giải thích cho sự việc vì sao không thấy con rể có mặt ở nhà.
Sau khi nói hết nước, hết cái với bố mẹ, My cũng nhận được sự đồng ý của hai người. Cô hứa sẽ kết hôn thật khi mọi ước mơ, hoài bão của mình đã thực hiện xong.
Đám cưới giả của My được tổ chức khá linh đình. Khách mời toàn là người quen, hàng xóm. My muốn cho họ tận mắt chứng kiến đám cưới của cô cùng chú rể đẹp đẽ, để mọi lời ra tiếng vào không còn nữa.
Bố mẹ My mừng ra mặt, dù đó chỉ là một vở kịch, nhưng ít nhất nó cũng giúp ông bà thoát khỏi sự soi mói của thiên hạ. Sau đám cưới, My vẫn ở nhà. Chàng rể quay lại nước làm việc, thi thoảng ghé về chơi. Màn kịch hoàn hảo đến nỗi không một ai phát hiện ra tình tiết gì dối trá.
My tính sẽ chuyển ra ngoài ở để tránh hàng xóm dựng điều nói xấu. My vẫn chưa tìm chồng vội vì cô tin cô là gái còn son, cô là gái chưa ế. Và quả thật, cô chưa ế thật.
Đang yêu