Theo truyền thuyết, vào đêm ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch, chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình nổi tiếng này có từ thời xa xưa, nhưng qua thời gian, mỗi thời đại lại có thêm những phiên bản khác nhau, và dưới đây là phiên bản mới nhất:
Chức Nữ là con gái một gia đình khá giả ở Miền Tây sông nước. Theo bạn bè, nàng bỏ học từ sớm. Hàng ngày nàng chí có 3 việc chính là ăn cơm, tăm rửa và lên mạng.
Ngưu Lang không phải là một chàng chăn bò như người ta vẫn đồn đoán. Anh là một kỹ sư cầu đường. Cái tên Ngưu Lang là do bạn bè anh đặt cho hồi ở trường đại học Khoai Lang gì đó. Chữ Ngưu ý là bạn bè nói anh thông mình như Ngưu (tức con trâu).
Chàng kỹ sư Ngưu Lang được phân công đi xây một cây cầu ở miền Tây. Dân công trường ai cũng như ai, ngoài giờ làm ra thì cũng chỉ có 3 việc: nhậu, đánh bài, hoặc là ngồi quán nét. Một ngày khi đang ngồi quán nét thì Ngưu Lang thấy một cô gái trưng biển “kẹt nét”. Anh tò mò vào xem Avata. Hình ảnh cô gái mới lớn trong bộ đồ nửa kín nửa hở khiến chàng Ngưu sững sờ.
Một bạn đi cùng đột nhiên cất giọng nói với Ngưu Lang: “Em này trông ngon đấy, nếu ông ra tay cứu nét thế nào cũng kiếm được tí”.
Ngưu Lang thấy có lý, chàng liền ra tay nghĩa hiệp, nhắn tin hỏi Chức Nữ ở đâu rồi chạy đến trả giùm tiền nét. Như một luật bất bất thành văn, sau khi “cứu nét” thì hai người dìu nhau đến nhà nghỉ gần nhất.
Sau khi nếm trải cảm giác đầu đời, hai người thấy mến nhau, họ thỏa thuận trở thành một cặp tình nhân hạnh phúc. Thời gian trôi qua thật nhanh, mấy tuần sau thì Chức Nữ phát hiện có bầu.
Khi bố mẹ nàng biết chuyện, họ nổi giận, cấm tiệt con gái không được bước chân ra khỏi nhà. Chức Nữ buồn lắm, suốt ngày cứ nhìn sang bên kia sông nơi công trường chàng Ngưu dựng lán trại, nước mắt ngập tràn. Bố mẹ nàng thấy con gái đau buồn quá, khóc tồ tồ cả ngày lẫn đêm nên cũng cảm thông với tình yêu sét đánh của đôi trẻ. Một phần ông bà cũng không muốn làm lớn chuyện, sợ ảnh hưởng đến danh dự gia đình, nên đã cho mời Ngưu Lang sang bàn chuyện cưới xin.
Ngưu Lang không biết là trong lòng có muốn cưới thật không nhưng chàng cũng ra vẻ mừng rỡ lắm, rồi tìm kế hoãn binh. Chàng xin phép bố mẹ Chức Nữ thư thư thêm dăm bữa nửa tháng, đợi xây xong cầu rồi mới rảnh rang về quê nói bố mẹ vô xin cưới hỏi đàng hoàng, để hai bên nở mày nở mặt. Thấy có lý, bố mẹ Chức Nữ đồng ý không một chút nghi ngờ.
Thế nhưng khi cầu đã xây xong mà vẫn không thấy Ngưu Lang đến xin cưới. Nàng sốt ruột đợi thêm một tháng, rồi hai tháng, thậm chí đến lúc nàng sinh con rồi mà vẫn không thấy mặt mũi chàng Ngưu đâu. Rồi nàng lại tiếp tục đợi, một năm, rồi hai năm, thậm chí nàng đã sinh thêm đứa thứ hai nữa rồi mà Ngưu Lang vẫn chưa đến cưới nàng.
Nàng buồn lắm, chiều chiều nàng bế 2 con lên cầu, vừa trông ngóng xa xa vừa hát: Cầu xây xong đã lâu, không thấy người về đưa dâu...
Người thân của nàng bảo chắc Ngưu Lang đã lừa nàng, cao chạy xa bay rồi. Nhưng nàng không tin, nàng tin vào tình yêu của chàng. Nàng nhờ khắp nơi để dò hỏi tin tức Ngưu Lang thì được biết sau khi xây xong cầu, chàng được điều chuyển công tác đi xây một cây cầu treo ở miền núi phía bắc. Nhưng rồi xui xẻo, cầu treo bị sập, thế là chàng phải ngồi bóc lịch từ đó đến nay, không về với nàng được.
Thế là cứ mỗi năm Chức Nữ lại lên trại thăm nuôi Ngưu Lang một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, đúng ngày mà 2 người đã gặp nhau lần đầu. Lần nào cũng vậy, sau khi gặp được Ngưu Lang, nàng lại trở về bên cây cầu định mệnh khóc nức nở, nước mắt nhỏ xuống sông như mưa. Mấy bà tám gần đó, cứ mỗi lần thấy thế lại ngồi tụ tập bàn tán rì rầm như một đàn quạ.
Kể từ đó, cây cầu được người dân đặt tên là cầu Ô Thước. Ô nghĩa là con quạ, Thước nghĩa là con chim khách. Cầu Ô Thước là nơi các bà ngồi tám chuyện rôm rả như một bầy quạ và chim khách.
Theo 24h.com.vn