Theo phản ánh của người dân, gia đình anh Nguyễn Văn A (Ngõ 216 Xuân Đỉnh) là cơ sở sản xuất mứt lớn nhất làng, vậy mà cơ sở vật chất lại thô sơ tới mức tối giản. Nguyên liệu được bày la liệt ngay lối đi, nhân viên không dùng găng tay khi làm việc gây mất vệ sinh và công nghệ sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình sản xuất thủ công, các bể chứa nước cũng đã sủi bọt lên nhưng lại là
những bể chính được dùng để ngâm nguyên liệu.
Ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh, thừa nhận, việc sản xuất mứt kẹo ở Xuân Đỉnh vẫn còn tình trạng ô nhiễm, một số hộ sản xuất vẫn chưa đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cảnh ruồi bu hàng đàn trên những nguyên liệu làm mứt, bụi bẩn xung quanh
là những hình ảnh không phải hiếm. Đúng kiểu ruồi ăn trước, người ăn sau.
Những dụng cụ chế biến ở đây đều thô sơ và không đảm bảo vệ sinh.
Chị Hoa (bán hàng ở đầu ngõ 261), chia sẻ: “ Tôi ngày nào cũng đi qua các nhà làm mứt thấy người ta phơi mứt ngay cạnh các công trình xây dựng bụi bẩn, nhất là cơ sở nằm bên rãnh nước thải. Thấy nhiều rồi tôi cũng thành quen, mặc kệ, chưa góp ý thì người ta lại chửi cho”.
Hai bên ngõ vào làng đều được các hộ sản xuất mứt Tết ở Xuân Đỉnh
tận dụng ngâm, phơi, đóng gói sản phẩm.
Nơi làm mứt bí được đặt trên đống phế thải xây dựng đầy cát bụi. Và cũng chính là
nơi đã sản xuất hàng tấn sản phẩm và khi đến tay người tiêu dùng với những
cái tên quen thuộc lâu nay như Hải Hà, Hữu Nghị...
Những quả bí xanh xếp chồng lên nhau nằm bên rìa đường, người làm
thản nhiên cắt, gọt, thái bí bằng tay không trên nền đất bẩn, ướt
Những thùng mứt được đun lên với đen kịt ruồi muỗi chết.
Một cơ sở sản xuất vấn đang thản nhiên sơ chế mứt ngay lòng đường.
Theo Laodong.com.vn