Những con đường bê tông ở ngôi làng nổi tiếng với nghề làm bún, thịt chó từ nhiều năm nay nghiễm nhiên trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hầu như mỗi người dân đều phải có một đôi ủng mỗi khi bước chân ra khỏi nhà. Nước thải không thoát đi đâu được do từ hàng chục năm trước một số hộ dân lấn chiếm đất ao, mương chung của làng.
Cụ Đặng Tài Hách (77 tuổi), người dân xóm 1 ngao ngán kể: trước đây, thôn có một ao tiêu nước rất lớn, cái ao to như một con sông chạy dài khắp 4 thôn trong xã là Thượng Thôn, Hạ Thôn, Giang Xá, Hạ Xá. Thôn Cao Xá Hạ là vùng thấp trũng nhất của cả xã, lại là làng nghề, nên lượng nước thải rất lớn. Nhưng nhờ có ao tiêu, việc ứ đọng, ngập úng trong làng hoàn toàn không có.
Tình trạng nước thải không thoát được khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, phân, rác thải sinh hoạt rồi chất thải từ những nhà làm bún, thịt chó… đều được tống hết ra đường làng. Sức khỏe người dân ảnh hưởng nặng nề, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ khi nào.
Con đường chính chạy dọc thôn Cao Xá Hạ luôn ngập
trong nước thải, rác rưởi… từ gần chục năm nay
bất kể thời tiết nắng mưa.
Những con ngõ nhỏ cũng luôn trong tình trạng
ngập úng, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Dân làng cứ ra khỏi cửa nhà là phải lội trong thứ nước đúng nghĩa là nước cống.
Tiếp xúc trực tiếp với thứ nước thải cực kỳ ô nhiễm này khiến các bệnh
da liễu trở thành căn bệnh phổ biến của người dân Cao Xá Hạ.
Xưởng xay sát gạo làm bún vẫn hoạt động bình thường
từ nhiều năm nay với môi trường cực kỳ
ô nhiễm xung quanh.
Lội trong dòng nước thải, hàng tấn gạo vẫn hàng ngày
được người dân chở đến xưởng xay sát gạo để duy trì
số lượng lớn bún cung cấp cho Hà Nội.
Cửa hiệu “chăm sóc sắc đẹp đàn ông” vẫn hoạt động đều.
Người dân vẫn lội dòng nước thải mua thịt ở ngay nơi luôn bốc mùi hôi thối.
Một lượng lớn thịt chó được chế biến ngay tại đây hàng ngày
vẫn cung cấp đều cho các quán nhậu ở Thủ Đô.
Để đến trường, học sinh người trong thôn hàng ngày phải đi bộ, đạp xe “vượt”
dòng nước thải bất kể thời tiết.
Sơ sểnh ngã xuống dòng nước này thì chỉ có nước quay về thay quần áo.
Năm 2011, UBND TP Hà Nội đã đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng con mương
thoát nước này và theo chủ thi công phải hơn một tháng nữa
mới hoàn thành.
Người dân Cao Xá Hạ vẫn còn phải lội trong dòng nước
“siêu” ô nhiễm này hơn một tháng nữa nếu công trình
mương thoát nước hoàn thành đúng tiến độ.
Cũng trong thời gian hơn một tháng nữa, người dân
vẫn phải mua những đồ ăn như dưa, cà muối
bày bán trong môi trường hôi thối này.
Vietnamnet