Trong thời Hán, có một tài nữ bị ép phải vào chốn hậu cung, vô cùng có tài nhưng lại không được đánh giá cao. Nhưng thực chất, nàng mới là một cao thủ cung đấu ẩn mình chốn thâm cung, nàng là sủng phi của Hán Thành Đế - Ban Tiệp Dư. Nếu như Ban Tiệp Dư không ở trong chốn thâm cung mà là ở trên triều đường, có lẽ sẽ có ích rất nhiều.
Nếu như không ở chốn cung cấm, Ban Tiệp Dư là một triều thần vô cùng có ích cho nhà vua trị vì đất nước (Ảnh minh họa).
Ban Tiệp Dư là một tài nữ vừa thông minh vừa xinh đẹp trong lịch sử, sau khi chị em Triệu Phi Yến vào cung, Ban Tiệp Dư bị Hán Thành Đế thất sủng, thế là bà đã làm một bài thơ. Bài thơ đã nói lên sự u uất trong lòng của Ban Tiệp Dư. Tài năng của Ban Tiệp Dư đều được người đời công nhận, thế nhưng đáng tiếc rằng bà lại gặp phải Hán Thành Đế, một kẻ chỉ yêu sắc đẹp không xem trọng phẩm chất, tài năng.
(Ảnh minh họa)
Trước khi chị em Triệu Phi Yến vào cung, Ban Tiệp Dư là phi tử được Hán Thành Đế sủng ái nhất. Tuy Ban Tiệp Dư vừa xinh đẹp vừa tài hoa nhưng bà không hề phong tình, hơn nữa còn có chút tẻ nhạt. Ban Tiệp Dư là một người con gái có tài hoa nhưng lại khá khiêm tốn, ban đầu hoàng đế còn rất thích bà, cảm giác bà khác với những người con gái trong cung, còn từng cho bà ngồi cùng xa liễn (xe hoặc kiệu của hoàng đế) với mình. Thế nhưng lại bị Ban Tiệp Dư từ chối.
(Ảnh minh họa)
Thực ra hành động của Ban Tiệp Dư thể hiện rằng mình là một người con gái hiền đức nhu mì nhưng đáng tiếc là bà lại gặp phải Hán Thành Đế. Ông cho rằng bà quá nhàm chán nên Ban Tiệp Dư vì vậy mà bị thất sủng. Nếu như Ban Tiệp Dư gặp phải một vị quân vương biết thưởng thức, biết trân trọng hiền đức thì quãng đời sau của Ban Tiệp Dư cũng không thê lương đến thế. Đáng tiếc rằng Hán Thành Đế lại thích một người có thể cùng ông làm những chuyện hoang đường, cùng ông cười đùa giống như Triệu Phi Yến vậy.
(Ảnh minh họa)
Thực chất, với những gì Ban Tiệp Dư có được thì nàng thực ra lại là một cao thủ cung đấu ẩn mình. Khi Ban Tiệp Dư mới vào cung đã có được sự sủng ái của hoàng đế, còn nhận được sự công nhận của Thái Hậu. Thậm chí Thái Hậu từng chủ động khen ngợi Ban Tiệp Dư là hiền lương thục đức. Chính vì được sự chống lưng của Thái Hậu nên dù sau này bị thất sủng thì địa vị trong hậu cung của nàng vẫn luôn ổn định. Có được sự yêu mến của Hoàng đế và Thái hậu, ngay cả Hoàng Hậu cũng không thể làm gì được nàng. Có thể thấy Ban Tiệp Dư cũng vẫn có thủ đoạn nhất định của mình.
(Ảnh minh họa)
Cho dù là sau này khi Triệu Phi Yến vào cung, Ban Tiệp Dư vẫn có thể sinh tồn trong cung như thường. Phải biết rằng, Hứa Hoàng Hậu khi ấy đã bị Triệu Phi Yến hành hạ giày vò thê thảm tới mức nào. Trong khi đó Ban Tiệp Dư vẫn có thể sinh tồn trong chốn hậu cung khắc nghiêt một cách yên bình. Có thể thấy nàng mới thật sự là một cao thủ ẩn mình chốn thâm cung. Sau khi Hán Thành Đế mất, Ban Tiệp Dư lựa chọn đi thủ lăng mộ cho Hán Thành Đế, không phải vì bà yêu Hán Thành Đế nhiều bao nhiêu mà chủ yếu thuận theo câu “người thức thời mới là trang tuấn kiệt”. Sau khi Hán Thành Đế mất, nhìn kết cục của Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức có thể thấy rằng lựa chọn lúc đó của Ban Tiệp Dư quả thực quá cao tay, nàng hoàn toàn có một con mắt nhìn xa trông rộng.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)