Dù đều là lợn nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định giữa “lợn trắng” và “lợn đen”.
Lợn đen là vật nuôi cơ bản và cung cấp thịt chính cho đồng bào miền núi, đặc biệt là cho người dân tộc thiểu số. Lợn đen bản địa miền núi sinh sản ít (chỉ 7-8 con/lứa). Lợn đen được nuôi thả rông là chủ yếu, tăng trọng của lợn đen bản địa chỉ 3-5 kg/tháng. Thức ăn của lợn đen là các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (ngô, khoai, sắn, rau muống…) nên chi phí chăn nuôi rất thấp.
Thịt lợn đen bản địa ăn có mùi thơm, ngậy nhưng không béo do có mỡ đặc trưng. Mỡ lợn bản địa có axit béo không no, nên ăn không ngấy và nhiều người còn thích "ăn vã" thịt mỡ lợn đen vì mỡ lợn đen rất thơm ngon.
Tuy có nhiều giống lợn nhưng lợn trắng được coi là điển hình và phổ biến nhất. Những con lợn như vậy được tìm thấy trong mọi khu phức hợp chăn nuôi, trang trại và trang trại gia đình. Chúng thích nghi với mọi điều kiện sống, được phân biệt bởi năng suất cao, điều này đã khiến chúng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Do chăn nuôi tập trung nên không gian di chuyển của lợn rất hạn chế, môi trường không khí trong nhà ở mức trung bình nên thể chất của lợn trắng nhìn chung không tốt bằng lợn đen.
Bởi vì thức ăn của lợn trắng tương đối đơn giản, lại có nhiều chất phụ gia khác nhau, mặc dù chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn một nửa so với lợn đen, chất lượng thịt cũng béo nhưng hương vị kém hơn nhiều so với lợn đen.
Tại sao giá thịt lợn đen lại đắt như vậy?
Trước hết, thịt lợn đen ngon hơn thịt lợn trắng, hàm lượng chất béo thấp hơn và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thịt lợn trắng. Thứ hai, nó có chu kỳ tăng trưởng dài và được nuôi với số lượng ít.
Thịt lợn đen có tỉ lệ nạc cao, có cả chất béo cao trong phần thịt, nấu chín có hương vị thơm ngon. Nhưng nếu so sánh với thịt lợn trắng thông thường thì giá trị dinh dưỡng chung không có sự khác biệt lớn, chỉ ngon hơn phần hương vị và cảm giác khi ăn.
Thịt lợn đen có phần chất xơ cơ nhiều hơn, đường kính nhỏ, nên khi ăn vào có cảm giác khác biệt về mặt khẩu vị hơn so với thịt lợn trắng.
Vì lợn đen ăn thức ăn thô và cellulose trong những thực phẩm này có thể làm giảm hàm lượng skatole trong thịt lợn một cách hiệu quả nên thịt lợn đen ít mùi tanh hơn thịt lợn trắng rất nhiều và hương vị thịt cũng ngon hơn thịt lợn trắng.
Những người có bệnh mỡ máu, tiểu đường và tim mạch thì có thể ăn thịt lợn đen sẽ tốt hơn thịt lợn trắng. Tuy nhiên, Các axit béo không bão hòa, vitamin E, canxi và kali có trong lợn đen cao hơn lợn trắng, đồng thời myoglobin và axit amin của chúng cũng cao hơn lợn trắng thông thường, vì thế chỉ nên thi thoảng thưởng thức, không cần thiết phải ăn uống thường xuyên.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)