Nguyên lý hình thành của núi lửa
Nguyên tắc của sự hình thành núi lửa dưới biển hay trên cạn đều giống nhau. Chúng được hình thành khi các mảng kiến tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.
Sự va chạm của các mảng kiến tạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như lực quay của Trái đất, lực thủy triều, lực hấp dẫn của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời.
Núi lửa được hình thành khi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra
Khi hội tụ lại với nhau, mảng kiến tạo nặng hơn sẽ trượt xuống dưới mảng nhẹ hơn nên tạo thành một rãnh giữa hai mảng kiến tạo. Những tảng đá mắc kẹt trong rãnh này dần tan chảy, tạo điều kiện cho dung nham dâng lên tạo thành các điểm nóng.
Trường hợp thứ hai là khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau do áp lực nước và dòng đối lưu. Sự tách rời nhau của các mảng kiến tạo vô tình tạo ra khoảng trống giữa chúng, giúp cho dung nham bên dưới có cơ hội di chuyển đến các vết nứt này.
Theo thời gian, dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước. Tuy nhiên, do miệng núi lửa bị bao quanh bởi nước và áp lực nước nên ngay khi phun trào, dung nham sẽ bị đông nguội, hay còn gọi là dung nham gối hoặc đá magma.
Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đại dương. Dần dần, các lớp đá magma kiên cố chồng lên nhau và hình thành một ngọn núi. Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.
Tại sao nước biển không thể dập tắt được núi lửa?
Chúng ta đều biết rằng lửa là phản ứng oxy hóa dữ dội giữa vật liệu dễ cháy và không khí, và núi lửa phun ra chất lỏng có nhiệt độ cao, cụ thể là magma. Nhiệt độ của magma có thể lên tới vài nghìn độ, vì vậy khi một ngọn núi lửa dưới nước phun trào, nhiệt độ gần miệng núi lửa sẽ cực kỳ cao. Nếu có nước biển ở gần, nước biển sẽ bốc hơi ngay lập tức. Ngay cả khi có một lượng lớn nước biển, magma vẫn không thể nguội đi.
Nhiệt độ gần miệng núi lửa phun trào sẽ cực kỳ cao, nếu có nước biển ở gần, nó sẽ bị bốc hơi ngay lập tức
Khi núi lửa phun trào, sẽ có một vòng đá núi lửa lớn nguội lại trong miệng núi lửa, và nhiệt độ cao nhất ở phần trung tâm. Nếu dung nham không thể đi vào và nguội đi, nó sẽ tạo thành một vòng tròn rỗng.
Chính vì vậy mà nước biển không thể dập tắt được lửa, vì núi lửa không chỉ phun trào ngọn lửa mà còn phun ra dung nham mà nước không thể dập tắt được. Do nhiệt độ của magma quá cao nên ngay khi nước biển tiến lại gần, nó sẽ lập tức bốc hơi, tạo thành hơi nước sôi liên tục phun trào lên phía trên. Khi magma phun lên mực nước biển, nước biển sẽ từ từ nguội đi và magma nguội sẽ trở nên rắn chắc và tạo thành đá núi lửa. Nhìn vào hình ảnh này, bạn có biết tại sao núi lửa lại phun trào dưới biển không?
Dương Huyền (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)