Vào những năm 1930, khu phố Khâm Thiên Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất, vì có một vị khách đặc biệt, mỗi khi mỹ nhân đến là mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía cô. Lệ Hà nhảy rất lả lơi và "nóng bỏng".
Từ gái quê... đến vũ nữ hoa khôi nổi tiếng
Lý Lệ Hà là một cô gái nông thôn nghèo ở Hải Phòng, được mọi người quen gọi là Thông. Năm 1932, cô bắt đầu sống bằng việc buôn hương bán phấn nổi tiếng về sắc đẹp quyến rũ. Khoảng 1934 (hay 1935), cô trú tại một nhà hát cô đầu ở khu phố Quán Bà Mau ở đất Cảng. Năm sau, cô lên Hà Nội và tiếp tục làm gái nhảy cho một vũ trường ở phố Khâm Thiên của một vũ nữ lừng danh Hà thành là cô Đốc Sao.
Ảnh minh họa.
Vào năm 1938 (hay 1939), cuộc thi hoa khôi đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác, nhưng với điều kiện là phải mặc áo lụa Hà Đông. Lệ Hà đã tham dự cuộc thi nhan sắc và đoạt giải Hoa khôi. Đồng thời, qua cuộc thi, người đẹp mặc áo lụa Hà Đông đẹp đến mức trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thuỵ Miên phổ thơ thành nhạc Áo Lụa Hà Đông.
Từ buổi ấy, nàng vũ nữ hoa khôi Lệ Hà có nhiều người theo đuổi, nhưng cô ta cũng biết phân phát ân huệ để đổi lấy quà biếu hay tiền mặt trong khi vẫn đi tìm đối tượng ý hợp tâm đầu... Cô có rất nhiều mối tình với những người nổi tiếng: những doanh nhân, trí thức cả Ta lẫn Tây; nhưng hai người để lại nhiều kỷ niệm đẹp nhất là kép hát Bảy Nhiêu và ông hoàng Bảo Đại.
Giai thoại tình yêu với ông hoàng Bảo Đại
Vũ nữ Lý Lệ Hà đã quyến rũ ông hoàng Bảo Đại vào những năm 1940. Tin đồn về sắc đẹp của cô gái họ Lý đã đến tai người anh em họ tận tình Vĩnh Cẩn và ông này đã đưa Lý Lệ Hà đến gặp Bảo Đại tại nơi ở tại thủ phủ xứ Nam Kỳ. Khi ông về đây để chữa chân gãy hai năm trước trong một cuộc đi săn ở Đà Lạt. Theo một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp, vào thời điểm đó, Lý Lệ Hà đã có chồng nhưng đó không phải là sự trở ngại để cô vũ nữ đi nhảy đầm ở các tiệm nhảy ở Sài Gòn. Tóm lại, anh chồng dù có biết cũng lánh mặt...
Với kinh nghiệm tình trường dày dạn, Lệ Hà liên tục có các chiêu "tấn công", khiến ông hoàng Bảo Đại luôn luôn bị động, lúng túng và gục ngã vô điều kiện. Có giai thoại rằng, lúc ở vũ trường Liszt, Lý Lệ Hà thường nhảy với một thanh niên tên là Hạnh. Hạnh là thợ may có tiếng ở số 10 phố Hàng Bông, mê nhảy đến mức 30 tuổi vẫn không lấy vợ. Ông Nguyễn Bắc (Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (từ 1954-1979), người hoạt động bí mật ở Hà Nội và là người chắp nối liên lạc giữa các trí thức với chiến khu, cũng là bạn của Hạnh kể, có lần đang nhảy điệu valse với Hà, có hai mật thám đến, ghé vào tai Hạnh bảo: "Tiên sư mày, muốn yên thân thì dừng ngay để bọn tao đưa cô lên hầu cụ (Bảo Đại)".
Ông hoàng Bảo Đại ở Paris.
Sau khi chính thức là người tình của Bảo Đại, vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng "dính" chặt lấy nhau trong thời gian ông sống ở Hà Nội, khi làm Cố vấn tối cao của chính phủ lâm thời VN; rồi cả ở Hong Kong, dù lúc đó ông hoàng vẫn "mặn nồng" với Thứ phi Mộng Điệp, còn Hoàng hậu Nam Phương đang ở Huế.
Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lý Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc... Tuy nhiên, cuộc tình "động trời" này cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng ngông cuồng, mê gái và ham chơi, chỉ một mực chạy theo khoái lạc trên đời.
Theo một số tài liệu, người đẹp Lý Lệ Hà cũng sang Pháp, kết hôn với một ông chồng bạn địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Bà chưa gặp lại ông hoàng một lần nào từ khi đặt chân đến Pháp.
Đất Việt