Trường sinh bất lão vốn là “ham hố” của mỗi người trong xã hội. Để thoát khỏi quy luật nghiệt ngã “sinh - lão - bệnh - tử” của tạo hóa, con người luôn khát khao tìm ra những phương thuốc diệu kỳ, giúp kéo dài tuổi thọ, gìn giữ nét thanh xuân. Hơn ai hết, hoàng đế là những người có niềm tin bất diệt nhất vào thần dược này...
Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị hoàng đế có niềm tin bệnh hoạn vào chuyện trường sinh bất lão. Vị vua này từng bạo ngược sai phái đạo sĩ Từ Phúc đem theo cả ngàn đồng nam, đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm bằng được thuốc trường sinh cho mình. Đoàn người đi biệt tăm tích, không ngày trở lại và tới nay vẫn là một bí ẩn lớn chưa lời giải.
Còn với Lương Vũ đế Tiêu Diễn, tuyệt chiêu trường thọ lại hoàn toàn dựa vào 40 năm kiên quyết tuyệt dục. Băng hà ở tuổi 86, ông được biết đến là một trong những vị vua sống lâu nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, tuổi thọ chỉ đứng sau hoàng đế Càn Long.
Vào năm Thiên Giám thứ 12 (tức năm 513), Lương Vũ đế dù chưa tới 50 tuổi đã chính thức “đóng băng” với chuyện giường chiếu. Từ lúc ấy cho tới cuối đời, vị hoàng đế này sống cảnh thanh tịnh, không màng sắc dục. Chính vì lẽ ấy, ông trở thành bậc quân vương “nhịn sex” lâu nhất thời cổ đại Trung Quốc và điều kỳ diệu là sau 40 năm, Lương Vũ đế đã hồi phục sức khỏe, đầu óc trở nên tinh thông, minh mẫn vô cùng.
Tranh vẽ Minh Thế Tông
Hậu cung triều Minh cũng có chuyện vua Thế Tông hơn 20 năm không thiết triều vì vùi đầu vào luyện đan cầu thuốc tiên trường thọ. Minh Thế Tông Chu Hậu Thông từ lúc cuồng tin vào đạo sĩ, tôn sùng Đạo giáo đã tự xưng là “Chân quân”, “Tiên ông”, “Đế cư”…, rồi đêm ngày chìm đắm vào chế thuốc tăng cường dương khí, kéo dài sự sống.
Không dừng ở đó, sử sách chép rằng, Đào Trọng Văn - một viên quan coi kho vô danh tiểu tốt - nhờ hiến kế bào chế xuân dược có tác dụng bổ thận tráng dương và trường sinh bất lão, đã được Minh Thế Tông vô cùng sủng ái. Tương truyền, loại đan dược hay xuân dược thịnh hành nhất bấy giờ là “Thu thạch hoàn” và “Hồng diên hoàn”.
Loại đầu tiên có nguyên liệu chính là dương vật của các bé trai, bỏ đầu bỏ cuối, chỉ lấy khúc giữa rồi cho thêm thuốc mà luyện thành. Riêng loại “Hồng diên hoàn” có phương pháp bào chế cực kỳ dị với nguyên liệu chủ yếu là máu kinh của trinh nữ. Sau đó, thứ này sẽ cho thêm sương đêm, ô mai rồi đem sắc 7 lần. Chưa hết, để tạo nên “Hồng diên hoàn”, còn có thêm trầm hương, chu sa, nhựa thông…Tất thảy chúng được trộn lẫn, rồi đem luyện bằng lửa mà cô đặc thành.
Để đạt mục đích, vị vua này đã nhiều lần tuyển chọn mỹ nữ trong khắp thiên hạ vào cung, mỗi lần lên tới vài trăm người.
Minh thực lục ghi: Vào năm Gia Tĩnh thứ 26 (1547), Minh Thế Tông tuyển chọn 300 thiếu nữ có độ tuổi từ 11 - 14 vào cung. Đến năm Gia Tĩnh thứ 31 (1552), có thêm 300 thiếu nữ lọt vào “mắt xanh” của vị vua này. Vào tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 34 (1555), Thế Tông lựa được 160 bé gái dưới 10 tuổi. Tới tháng 11 năm ấy, 20 thiếu nữ tại Hồ Quảng (tức Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay) được chọn mặt gửi vàng. Ngoài ra, còn có 300 cô gái khác vào cung trong tháng Giêng năm Gia Tĩnh thứ 43 (1564).
Vậy là, trong khoảng thời gian 17 năm, từ năm 1547 đến năm 1564, vị hoàng đế hiếu dâm này đã tuyển hơn 1.000 thiếu nữ vào cung để phục vụ cho việc luyện đan, bào chế thuốc tiên tráng dương, trường thọ. Nhưng đáng tiếc là một tuần trước Tết Nguyên Đán năm 1567, Gia Tĩnh băng hà ở cung Vạn Thọ vì bệnh nặng, chỉ thọ 60 tuổi.
Kiến thức