Danh mục

“Góc khuất” trong cuộc đời lẫy lừng của bà Nguyên phi “hai lần buông rèm nhiếp chính”

Thứ hai, 12/11/2012 10:50

Là một phụ nữ sáng danh trong lịch sử nước nhà, Nguyên phi Ỷ Lan, ngoài tài trị quốc, an dân bà còn có công việc chống xâm lược, chấn hưng Phật giáo.

Truyền kỳ về “cô gái đứng tựa gốc lan”

Cho đến nay, tên thật của bà cũng chưa được xác định rõ. Có sách ghi là Lê Thị Yến, có sách chép là Lê Thị Yến Loan, hay Lê Thị Mệnh… Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng chỉ ghi các tên hiệu “Ỷ Lan phu nhân”, “thần phi”, “Nguyên phi” và “Hoàng thái hậu”, trong đó có đoạn: “…Vua (tức Lý Thái Tông) tuổi lớn,40 chưa có con trai, sai chi hậu nội nhân là Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, đến sau Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh thái tử Càn Đức, tức Nhân Tông (Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp các chùa quán. Xe vua đi đến đâu, con trai, con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy chỉ có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, cho đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân…)”.

Chính sử chỉ ghi có vậy, xong truyền kỳ về cô gái hái dâu (hay cắt cỏ) vào cung vua Lý được dân gian thêu dệt khá sinh động:

Một sớm mùa xuân vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành), dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hòa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình. Lý Thánh Tông thấy làm lạ, bèn cho đòi người con gái có vẻ “kiêu căng” đang đứng bên lương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹ nhàng đến quỳ tâu: “Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, có đâu dám mong đi xem rước và nhìn mặt Rồng”.


Bà Triệu và Nguyên phi Ỷ Lan - Ảnh Internet

Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang, lời nói dịu dàng, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đã từng gặp. Yêu vì sắc, trọng vì nết nên vua cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô thôn nữ được đón về cung vua ấy là Yến cô nương xinh đẹp, nết na của làng Siêu Loại (Sủi). Nhờ “thong minh vốn sẵn tính trời”, được học tập, trau giồi, Yến cô nương đã trở thành một cung phi “nổi danh tài sắc một thời”, kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem lòng yêu mến, sau khi nàng sinh Thái tử Càn Đức thì được phong làm Ỷ Lan phu nhân, đánh dấu kỷ niệm về người con gái “đứng tựa gốc lan” năm nào.

Bình tán về sự kiện này, hậu thế có ngươi cho rằng việc Yến cô nương đứng riêng ra một chỗ chẳng phải điểm nhiên, hay thờ ơ gì, mà chỉ cốt để nhà vua chú ý tới mình nhiều hơn. Còn việc cô đang “hái dâu”, hay “cắt cỏ” gì đó, thì cũng là để nhấn mạnh về nguồn gốc dân giã, hay lam hay làm như cô Tấm trong cổ tích mà thôi (!)

Hai lần buông rèm nhiếp chính

Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Trước khi đi, nhà vua tin cậy trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan nguyên phi. “Trận này, vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa vui vẻ, trong cõi yên tĩnh, tôn sùng Phật giáo, nhân dân gọi bà là Quan Âm, vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì được việc gì!”. Lần đi đánh nữa, lần này đánh được”.

Năm Nhâm Tý (1072) tháng riêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất, Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên 7, “tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái phi; mẹ đích là hoàng hậu Thượng Dương Dương thị làm hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc”. “Để chấn hưng văn hóa, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho xây Quốc Tử Giám vào năm 1076 và mở khoa thi Nho học đầu tiên để chọn người hiền tài vào năm 1075.

Trước họa quân Tống kéo sang xâm lược, vua Lý Nhân Tông lúc ấy chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đại Thành đang chấn ải Nghệ An về trao lại chức Thái sư, cùng ông lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Chiến thắng vang dội trên dòng sông Như Nguyệt (1076) đã buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập năm 1077, ngoài tài cầm quân của vị anh hùng kiệt xuất Thái úy Lý Thường Kiệt, thì không thể không kể đến công lao to lớn của Hoàng thái hậu Ỷ Lan.

“Góc khuất” của “Bà Tấm” Kinh Bắc

Xuất than là một thôn nữ nên khi sống trong cảnh lầu son gác tía, Ỷ Lan vẫn không quên những nỗi thống khổ của người dân nghèo. Khi chấp chính, bà đã tự mình hoặc cùng vua ban hành nhiều chính sách ích quốc lợi dân. Hai việc có tính chất công đức của bà là “chuộc người” (năm 1103) và việc đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi” (năm 1117) đã được “Đại Việt sử ký toàn thư” chép lại. Theo đó, đối với những phụ nữ nông dân vì cùng khổ phải đem than gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về và xây dựng chồng con cho họ. Việc này được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là “Thái hậu đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!”.

Với nông dân thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, thấu hiểu điều đó nên bà đã đề xuất với vua: “Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”. Nghe lời Thái hậu, Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ và con của hàng xóm về tội không tố giác.

Là một người sùng đạo Phật, Ỷ Lan rất siêng làm việc từ thiện, xây dựng đình chùa, tính ra đến hơn 100 chùa cả thảy. Ngoài giờ nhiếp chính, bà cũng năng lui tới chùa chiền đàm đạo với những cao tăng về phật pháp, có những bài kinh, câu kệ của bà còn truyền tới đời nay. Chính vì những công tích đó mà dân gian thường gọi bà là “Phật giáng thế” hay “bà Tấm” Kinh Bắc. Sau khi Ỷ Lan qua đời vào mùa thu, tháng 5, ngày 25 (1117), nhân dân đã xây dựng nhiều ngôi đền thờ ở khắp nơi để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ ân đức, công lao của bà.

Tuy nhiên trong cuộc đời lừng lẫy của Nguyên phi Ỷ Lan cũng không tránh khỏi những “góc khuất”, thậm chí “tỳ vết”. Cứ theo chính sử thì năm 1073 “Giam Hoàng Thái hậu Dương thị, tôn Hoàng Thái phi làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Vua bèn sai đem giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tông”.

Về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích Thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư?... Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chỉ vì can gián chuyện ấy”. Theo chính sử, “tục truyền rằng Thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà bị chết, làm nhiều chùa Phật để xám hối rửa oan”. Cũng theo chính sử: “ Mùa thu tháng 7, ngày 25 (1017), Ỷ Lan Hoàng Thái hậu băng hà, hỏa táng; bắt 3 người thị nữ chôn theo”. Thêm nữa, trong vụ án “Hồ Dâm Đàn” (1096), việc thái sư Lê Văn Thịnh bị triều đình vu cáo là “hóa hổ giết vua” rồi bị đày lên Thao Giang, người ta thấy ít nhiều có bóng dáng bàn tay đạo diễn của Nguyên phi Ỷ Lan xuất phát từ tranh chấp về ý thức hệ  Phật giáo (Quốc giáo) và Nho giáo (đang lên).

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học Việt Nam) thì: “Việc Ỷ Lan Nguyên phi giết 72 hay là 76 cung nữ là có thật. Nhưng “soi” hành động đó dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do của nó. Thời kỳ đó có tục “tuẫn táng”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Chính vì vậy, ta cũng phần nào hiểu cho bà. Đó có thể coi là những điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Ỷ Lan có công 8 phần, lỗi chỉ 2 phần”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Trong sự nghiệp làm chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy…”!

Câu chuyện pháp luật

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 3 ngày, 17 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 3 ngày, 14 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 4 ngày, 13 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 4 ngày, 18 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 2 ngày, 8 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 3 ngày, 6 giờ trước

Tin cùng mục

Hai tỉnh, thành nào sở hữu cây cầu đi ngược?

Ở Việt Nam, có hai cây cầu nổi tiếng với cách tổ chức giao thông khác biệt so với phần lớn các công trình giao...
Kiến thức 1 giờ, 13 phút trước

Người đi bộ bám vào xe đang chạy bị xử phạt như thế nào?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Kiến thức 2 giờ, 41 phút trước

Tại sao người nghèo luôn coi trọng mối quan hệ họ hàng, trong khi người giàu lại coi nhẹ mối quan hệ họ hàng?

Nhìn chung, có xu hướng chia họ hàng thành hai loại, gần và xa, dựa trên mối quan hệ huyết thống. Như câu nói cũ,...
Kiến thức 2 giờ, 53 phút trước

Tiêu thụ quá nhiều thịt lợn, thịt bò và thịt cừu đã được chứng minh là có thể gây ung thư! Nghiên cứu mới nhất của Harvard: Nếu bạn dùng nhiều hơn lượng này mỗi ngày, nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp đôi

Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Harvard gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ không chỉ...
Kiến thức 2 giờ, 53 phút trước

Tại sao 4 kiểu giường này ai cũng ghét ? Lý do rất đơn giản, hãy nghe giải thích của những người đã từng sử dụng

Câu hỏi này có vẻ đề cập đến một số kiểu giường mà nhiều người không ưa chuộng. Dưới đây là 4 kiểu giường mà...
Kiến thức 2 giờ, 53 phút trước

Đừng chỉ tưới nước cho cây kim ngân, hãy bón thêm “3 loại phân bón” vào mùa xuân để cây xanh tốt

Vào mùa xuân, thời điểm cây bắt đầu phát triển mạnh, bạn nên sử dụng các loại phân bón phù hợp để cung cấp đủ...
Kiến thức 2 giờ, 54 phút trước

Tin mới cập nhật

Tử vi ngày 24/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ nhiều cơ hội để thành công, Thân cần phải rất cẩn trọng

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 24/2/2025.
Đời sống số 38 phút trước

Tiểu thư nhà Tom Cruise make-up lồng lộn, mặc đồ chất chơi khác xa con gái từng có ý định chuyển giới nhà Angelina Jolie

Đã không làm thì thôi, một khi trang điểm, Suri khiến nhiều người bất ngờ với phong cách đậm đà, có điểm nhấn.
Chuyện làng sao 1 giờ, 18 phút trước

10 câu đã 'tỉnh ngộ' vô số người. Tôi nhận ra điều đó sau khi đọc chúng

Đọc xong 10 câu này bạn sẽ hiểu ra nhiều điều.
Kiến thức 2 giờ, 54 phút trước

Những thực phẩm được ví là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên”, người bị dạ dày không tốt có thể ăn thường xuyên

Dưới đây là một số thực phẩm được xem là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên” giúp hỗ trợ cho những người có vấn...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 54 phút trước

Cận cảnh nhan sắc của Mai Phương Thuý qua camera thường, nay còn khoe vòng 1 lấp ló cực nóng mắt

Visual của Mai Phương Thuý được nhiều người đánh giá cao.
Chuyện làng sao 2 giờ, 57 phút trước

Cúng sao giải hạn ở đền, chùa và tại nhà: Nơi nào tốt nhất? Điều cần chú ý để hóa giải sao xấu trong năm

Việc cúng sao giải hạn ở đâu để đạt hiệu quả tốt nhất vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đời sống số 2 giờ, 12 phút trước

Lao động nghỉ việc chưa đủ điều kiện về hưu trước tuổi, hưởng chế độ như thế nào?

Theo Nghị định 178, người lao động không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc sẽ được hưởng chế độ.
Kiến thức 2 giờ, 30 phút trước

Loài cây cảnh quý hiếm bậc nhất được cả thế giới bảo vệ, có mặt ở Việt Nam

Hiện, loài cây này được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt tại khu vực dãy Hoàng Liên Sơn.
Kiến thức 3 giờ, 45 phút trước

Tỉnh sắp là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 7 của Việt Nam có thể có cảng cạn trong sân bay

Địa phương sắp thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 7 của nước ta chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Theo...
Dòng sự kiện 3 giờ, 12 phút trước

Từ năm 2025, điều kiển xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông có bị tịch thu xe ô tô hay không?

Ô tô hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn chạy được thì có được phép tham gia giao thông và điều khoản nào của luật...
Kiến thức 4 giờ, 53 phút trước