Danh mục

Điều chưa biết về 'nhà tiên tri' số một của Việt Nam

Thứ sáu, 01/08/2014 08:55

Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc.

Một nho sinh xuất sắc


Khu di tích Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuở nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491), dưới triều Lê Thánh Tông - thời kỳ được xem là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ "Bỉnh Khiêm" được hiểu là "giữ trọn tính khiêm nhường".

Quê ông ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, tp.Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng không hanh thông trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan.

Bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định, là người có tướng sinh quý tử.

Đến tuổi trưởng thành, nghe danh tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, một đại thần từng giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng đã cáo quan về quê sống đời dạy họ ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ, lại chăm chỉ nên chẳng bao lâu ông đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là "Thái Ất thần kinh", đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho ông dạy dỗ.

Giỏi nhưng không làm quan

Mặc dù được đào tạo bài bản về Hán học, song gặp thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn, rồi triều Mạc thay thế vào năm 1527), nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không mấy hào hứng với khoa cử. Ông bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ và 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm 1534, đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) được xem là thịnh trị nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi Hương và đỗ đầu, sau đó ông đỗ đầu hai kỳ thi Hội, thi Đình năm 1535, đoạt danh hiệu Trạng nguyên khi đã 45 tuổi.

Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng rồi Mạc Thái Tông qua đời (1540), Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) lên thay, triều chính bị bọn bất tài, cơ hội lũng đoạn. Năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận, ông bỏ quan về quê dậy học, làm thơ, viết sách.

Tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Có lẽ do vậy mà dân gian quen gọi ông là "Trạng Trình". Gần hai chục năm (từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế"), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về quê, làng Trung Am.

Nhà tiên tri kỳ lạ

Tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là "Bạch Vân cư sĩ", lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Do vậy "Tuyết Giang phu tử" chính là danh hiệu mà các môn sinh sau này dành cho ông. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)... Người ta cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế tại quê nhà vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có vào thời ấy. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng".

Để tỏ sự trọng thị, vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về dự lễ tang. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc TriềuTrạng Nguyên Tể Tướng Từ".

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế một di sản khá đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm, cả về văn thơ và bia ký. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng cũng như các tập sấm kí mang tên "Sấm Trạng Trình", phần lớn viết theo thể lục bát.

Người đầu tiên sử dụng danh xưng "Việt Nam"?

Khi đặt vấn đề đi tìm nguồn gốc hai chữ Việt Nam, nhiều học giả ở nước ta hiện nay cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước. Theo họ, trong các tác phẩm của mình có ít nhất bốn lần danh xưng Việt Nam đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng. Hiện Viện Nghiên cứu Hán-Nôm còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập "Sấm ký" có tựa đề "Trình tiên sinh quốc ngữ", tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: "Việt Nam khởi tổ xây nền…".

Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề "Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra, tên gọi Việt Nam còn có trong hai bài thơ chữ Hán được chép trong "Bạch Vân am thi tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân.

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối ông viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối ông cũng viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).

Theo Baophapluat.vn

Tin được quan tâm

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ năm ngày 3 tháng 4, tức ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch?

Trong văn hóa truyền thống, việc chọn ngày lành để tổ chức các hoạt động quan trọng đã trở thành một phong tục ăn sâu...
Đời sống số 3 ngày, 13 giờ trước

Chồng H'Hen Niê khoe trọn đám cưới, mẹ chồng gây chú ý vì một câu nói

H'Hen Niê đã có tiệc cưới ấm cúng, bên trong một ngôi nhà sàn ở quê nhà. Gia đình hai bên vô cùng vui mừng...
Chuyện làng sao 3 ngày, 17 giờ trước

5 ngành học mà 'con nhà nghèo' không nên chọn

Trong bối cảnh hiện tại, có những ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao, chi phí theo học lớn... nếu gia cảnh không khá...
Kiến thức 2 ngày, 19 giờ trước

Luật mới năm 2025: Không còn Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới, nếu không bị phạt 12 triệu?

Theo Luật đất đai 2024, thì từ nay không còn sổ đỏ ghi hộ gia đình, vậy người dân có bắt buộc phải đi đổi...
Kiến thức 2 ngày, 19 giờ trước

Trắc nghiệm tâm lý: Chọn một tách trà dựa trên trực giác để kiểm tra xem bạn có khôn ngoan hay thông minh không?

Hãy chọn một tách trà mà bạn cảm thấy có sự thu hút đặc biệt (không cần suy nghĩ quá nhiều, chỉ để cảm nhận...
Đời sống số 3 ngày, 14 giờ trước

Những con giáp nào may mắn trong Tết Thanh Minh 4/4, tức thứ sáu, ngày 7 tháng 3 âm lịch

Đêm nay chúng ta bước vào tiết Thanh Minh (20:48) và tháng Canh Thân. Trong thời gian chuyển giao tiết khí, hãy chú ý nghỉ...
Đời sống số 2 ngày, 15 giờ trước

Tin cùng mục

3 con giáp nữ này thật 'đáng thương'! Lo lắng cho người khác suốt cuộc đời nhưng lại gặp khó khăn khi tận hưởng cuộc sống

Trên sân khấu cuộc sống, một số phụ nữ dường như sinh ra đã có sẵn ý thức về sứ mệnh. Họ luôn âm thầm...
Đời sống số 5 phút trước

Có 3 cánh cửa trên thế giới 'không thể mở được', ngay cả khi biết chứa kho báu vô tận đằng sau? Tại sao?

Người ta nói rằng ba cánh cửa này tượng trưng cho những thử thách và khó khăn khác nhau. Những cánh cửa này không nhằm...
Kiến thức 11 phút trước

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm sổ đỏ phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Vậy...
Kiến thức 27 phút trước

Người EQ cao không bao giờ mang những thứ này khi đến thăm nhà người khác

Trong giao tiếp giữa các cá nhân, mức độ trí tuệ cảm xúc thường quyết định mức độ hòa hợp trong mối quan hệ của...
Kiến thức 40 phút trước

11 tỉnh/thành dự kiến giữ nguyên hiện trạng, không thuộc diện sắp xếp: Là những tỉnh thành nào?

Theo như Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cả nước sẽ có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ...
Dòng sự kiện 42 phút trước

Cách trồng hoa giấy độc đáo, tránh 4 phương pháp sai lầm, giữ hoa nở quanh năm

Hoa giấy có số lượng hoa rất nhiều, thời gian ra hoa dài và nở rất thường xuyên. Loài hoa này luôn được những người...
Kiến thức 48 phút trước

Tin mới cập nhật

Bất kể là nam nữ, lông ở ba vị trí trên cơ thể đều rất quan trọng, không được tùy ý cạo bỏ

Trong quá trình tiến hóa của con người, tóc sẽ rụng đi những phần không cần thiết, điều này có nghĩa là phần tóc còn...
Khỏe đẹp 59 phút trước

Đừng chỉ dùng nước để nấu ngô. Chỉ cần thêm một bước nữa là ngô sẽ thơm và ngọt, mềm và mọng nước

Mặc dù cách luộc ngô có vẻ rất đơn giản nhưng cũng cần một số mẹo. Bạn không thể chỉ luộc ngô với nước. Bạn...
Kiến thức 1 giờ, 11 phút trước

Sau đăng quang, Hoa hậu Diễm Giang ngày càng tích cực hoạt động thiện nguyện

Kể từ sau khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình Thế giới 2019, Nguyễn Thị Diễm Giang đã không ngừng khẳng...
Chuyện làng sao 8 giờ, 11 phút trước

Năm 2025, có tăng chi phí khi làm Sổ đỏ mới hay không?

Do tiền sử dụng đất tăng dự kiến cũng sẽ khiến chi phí làm sổ lần đầu đội lên đáng kể từ 01/01/2026. Vậy nên...
Kiến thức 9 giờ, 2 phút trước

Con trai hướng nội nên chọn ngành học nào để không lo thất nghiệp?

Đối với những bạn nam hướng nội, việc tìm kiếm một ngành nghề phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng mà không bị...
Kiến thức 9 giờ, 3 phút trước

Tử vi ngày 5/4/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ gặp nhiều may mắn, Sửu công việc bị cản trở

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 5/4/2025.
Đời sống số 9 giờ, 5 phút trước

Hoa hậu Thùy Tiên chịu hình phạt gì về vụ kẹo rau củ?

Hoa hậu Thùy Tiên nhận mức phạt 25 triệu đồng giữa lùm xùm vụ kẹo rau củ.
Chuyện làng sao 9 giờ, 6 phút trước

VNeID vừa có 6 thay đổi lớn, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi người dân, mọi người hết sức lưu ý kẻo mất quyền lợi

Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) vừa chính thức phát hành phiên bản VNeID 2.1.18, đánh dấu một bước...
Kiến thức 10 giờ, 29 phút trước

Năm 2025, đi làm vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được hưởng lương bao nhiêu?

Người lao động đi làm vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được trả lương như thế nào so với ngày thường?
Dòng sự kiện 10 giờ, 29 phút trước

Nhiều sao Việt dự tang lễ bố ca sĩ Quốc Thiên

Nhiều đồng nghiệp đã trực tiếp đến chia buồn và gửi hoa thay cho lời tiễn biệt đến bố ca sĩ Quốc Thiên.
Chuyện làng sao 11 giờ, 38 phút trước