Danh mục

9 đại họa có thể tận diệt trái đất

Thứ bảy, 15/12/2012 15:06

Những tín đồ của thuyết tận thế trên khắp thế giới tin rằng, nếu không phải là ngày 21/12 thì một ngày nào đó, toàn bộ sự sống trên trái đất cũng sẽ kết thúc bởi 9 đại họa có khả năng xảy ra nhất.

Đáng chú ý hơn cả là, 9 đại họa này từng xảy ra trong quá khứ hoặc đang xảy ra, đặt nhân loại ngấp nghé bên bờ vực diệt vong.

9. Va chạm với một tiểu hành tinh khác

Đây là một kịch bản được rất nhiều người ủng hộ khi nhiều nhà khoa học cho rằng, trong quá khứ, toàn bộ khủng long trên hành tình của chúng ta đã bị diệt vong bởi một vụ va chạm của tiểu hành tinh với trái đất.

Ngoài ra, theo các ghi chép lịch sử, trong thế kỷ thứ 15, một vụ va chạm của một thiên thạch với trái đất đã cướp đi mạng sống của 10.000 sống tại một thành phố của Trung Quốc. Gần đây nhất, năm 1908, một mảnh thiên thạch có chiều dài tầm 60 m được ghi nhận là đã đâm vào trái đất và rơi xuống vùng Tunguska của Siberia. Va chạm gây ra vụ nổ mạnh gấp 1.000 lần so với thảm họa bom hạt nhân hủy diệt thành phố Hiroshima của Nhật Bản.  

8. Dịch bệnh

Ngay từ thuở sơ khai của nhân loại, dịch bệnh đã xuất hiện và tham gia vào quá trình chọn lọc tự nhiên của con người. Một mặt, sinh vật và vi sinh vật đôi khi giúp duy trì sự cân bằng của sự sống trên hành tinh này. Mặt khác, chúng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hủy diệt của cả nhân loại.

Đại dịch tả (còn được gọi là “Đại dịch bí ẩn”) xảy ra lần đầu tiên vào năm 430 trước Công nguyên tại Hy Lạp đã làm chết 1/3 số dân cư và quân đội. Năm 588, dịch hạch xảy ra và lan rộng khắp châu Âu và Ấn Độ khiến hơn 25 triệu người thiệt mạng.

Thời trung cổ, đại dịch được gọi là ”Cái chết đen” (bởi khi bị nhiễm dịch, khắp người bệnh nhân nổi lên những đốm đen dưới da) từng xóa sổ 1/4 dân số châu Âu và lan rộng sang châu Á.

Năm 1918-1919 xảy ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Thậm chí, đây còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại đại dịch khi 500 triệu người, tức 1/3 dân số thế giới khi đó nhiễm bệnh. Hậu quả, 50 triệu người thiệt mạng. Ngày nay, đại dịch AIDS vẫn đang âm thầm giết hàng triệu người trên thế giới hàng năm.

Do đó, kịch bản thế giới bị diệt vong vì một loại dịch bệnh nguy hiểm chưa từng được biết đến không phải là không có cơ sở.

7. Sự ấm lên toàn cầu

Kịch bản sự ấm lên toàn cầu dẫn đến họa diệt vong cho nhân loại được xem là tương đối mới mẻ. Tuy nhiên, nó vẫn thu hút sự chú ý không nhỏ.

Sự ấm lên toàn cầu hiện nay là một thuật ngữ rất phổ biến. Hàng loạt các hội thảo khoa học quốc tế đã được tổ chức để cảnh báo về ảnh hưởng khủng khiếp mà hiện tượng này tạo ra.

Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực dẫn đến sự tan băng ở đây. Nếu toàn bộ băng ở Bắc Cực tan có thể nhấn chìm cuộc sống của con người và các loài động vật.

Ngoài ra, sự ấm lên toàn cầu cũng sinh ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo một báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, được thành lập vào năm 1988 dưới sự bảo trợ của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới, sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng các cơn bão tàn phá, những trận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng trong những năm tới.

Chưa hết, sự ấm lên toàn cầu còn làm thay đổi phạm vi của các loại sinh vật, vi sinh vật và vật chủ trung gian truyền bệnh, làm tăng khả năng phát sinh các loại bệnh dịch nghiêm trọng trên diện rộng dẫn đến mối đe dọa tuyệt chủng. Lý do là, các hệ sinh thái trên trái đất đều ít nhiều liên quan tới nhau, trong đó, nhiều hệ sinh thái rất mỏng manh mà chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể giết chết chúng và các loài phụ thuộc chúng. Do vậy phản ứng dây chuyền là không thể đo đếm được.

6. Sự sụp đổ của hệ sinh thái

Ở giả thuyết này, trái đất được ví von như là một tấm thảm khổng lồ, trong đó, mỗi sinh vật sống là một phần không thể thiếu để hình thành nên một mô hình đơn nhất là hệ sinh thái của chúng ta.

Lý thuyết này thúc đẩy niềm tin rằng, trái đất luôn cần phải được duy trì sự cân bằng vốn có của nó. Nhưng con người lại đang can thiệp vào sự cân bằng này bằng việc phá rừng, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature, 43% hệ sinh thái trái đất đã bị sử dụng để cung ứng cho nhu cầu của con người. Nếu chúng ta vượt ngưỡng sử dụng 50% nguồn tài nguyên trái đất, sự cân bằng của trái đất sẽ bị mất đi, dẫn đến sự sụp đổ của hệ sinh thái.

5. Chiến tranh thế giới thứ III  

Chiến tranh thế giới thứ III là giả thuyết về một cuộc chiến tranh hạt nhân huỷ diệt trái đất. Trước đó, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với sự phát triển của cuộc chạy đua vũ trang chủ yếu giữa 2 cường quốc thế giới Liên Xô và Mỹ, trái đất đã không ít lần ngấp nghé bên bờ vực một cuộc chiến tranh tận thế.

Ngày nay, sự tan rã của Liên Xô chấm dứt Chiến tranh Lạnh cũng không làm nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ III chấm dứt. Ngược lại, các cường quốc trên thế giới vẫn không ngừng chạy đua vũ trang. Các cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran hay bán đảo Triều Tiên và tình trạng bất ổn triền miên tại Bắc Phi và Trung Đông cũng như các xung đột trên biển Đông và biển Hoa Đông đều có khả năng dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ III, hủy diệt trái đất.

4. Cuộc cách mạng robot  

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mang lại cho con người khả năng tạo ra các thiết máy móc hiện đại, tiên tiến, trong đó có robot để cuộc sống được thuận tiện và thoải mái hơn. Cũng xuất phát từ mục tiêu đó, con người hướng đến việc chế tạo các robot ngày càng thông minh hơn, có trí tuệ như con người và thậm chí, có cả cảm xúc giống như chúng ta.

Điều này dẫn đến 2 khả năng. Một là con người có thể sống hòa bình với robot. Hai là, trong trường hợp chính các phát minh của chúng ta có nhiều tham vọng và muốn trở thành kẻ thống trị hành tinh này, chúng có thể làm một cuộc cách mạng để lật đổ những người đã tạo ra chúng.

3. Các núi lửa đồng loạt thức giấc  

Về cơ bản, một vụ phun trào núi lửa lớn không chỉ hủy hoại môi trường trong vùng ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực cách đó hàng nghìn km theo mọi hướng.

Ở Iceland, năm 1.700 từng xảy ra vụ phun trào núi lửa kinh hoàng, lấy đi mạng sống của 9.000 người và gần như toàn bộ gia súc trong khu vực bị ảnh hưởng.

Chưa hết, hệ quả kéo theo sau vụ phun trào núi lửa là nạn đói hoành hành dẫn đến nhiều người chết chết hơn. Ngoài ra, các đám mây tro bụi của núi lửa còn tác động đến Mỹ, khiến nhiệt độ ở đây giảm tới 9 độ.

Hiện nay, trên trái đất vẫn còn rất nhiều núi lửa đang hoạt động. Và kịch bản tồi tệ nhất là, nhiều núi lửa lớn hay thậm chí, tất cả các núi lửa đồng loạt phun trào cùng một lúc. Nếu chuyện đó xảy ra, nhân loại sẽ bị diệt vong.

2. Cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh  

Không ít người, kể cả các nhà khoa học tin rằng, có tồn tại sự sống bên ngoài trái đất với hành tinh xanh chứa đựng các yếu tố hỗ trợ sự sống của chúng ta không phải là duy nhất trong vũ trụ. Giả thuyết này được củng cố khi không ít người khẳng định, họ nhìn thấy các đĩa bay của người ngoài hành tinh và thậm chí, còn chụp được ảnh của các vật thể lạ xuất hiện trên trái đất trong nhiều thế kỷ qua.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người ngoài hành tinh là có thật và họ từng ít nhất một lần ghé thăm, do thám trái đất? Câu hỏi này đã thúc đẩy trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn, nhà viết kịch cũng như các nhà làm phim Hollywood trong nhiều thập kỷ qua để vẽ ra các kịch bản về một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh vào trái đất, đẩy con người đứng bên bờ vực hủy diệt.

1. Kỷ băng hà mới

Có một kịch bản về sự bùng nổ dữ dội của một “cơn bão lửa" từ mặt trời có khả năng thiêu đốt trái đất, đe dọa hủy diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, cũng có một khả năng ngược lại khi mặt trời lùi xa trái đất, đẩy hành tinh vào một kỷ băng hà có khả năng hủy diệt sự sống trên trái đất.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong quá khứ, Trái Đất đã trải qua nhiều thời kỳ băng hà khác nhau. Kỷ băng hà sớm nhất, được ghi chép lại nhiều nhất và có lẽ là ghê gớm nhất trong một tỷ năm qua được cho là xảy ra từ 800 đến 600 triệu năm trước. Kỷ băng hà đã biến trái đất thành một quả cầu tuyết khổng lồ với các biển băng vĩnh cửu trải dài tới hay gần như tới xích đạo.

Trong khi đó, thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước. Nhiều nhà khoa học cho rằng, những thời kỳ băng hà xảy ra trong vài triệu năm gần đây, ban đầu có chu kỳ 40.000 năm nhưng gần đây là 100.000 năm. Kỷ băng hà gồm có 2 thời kỳ : giai đoạn lạnh được gọi là thời kỳ băng giá và giai đoạn nóng được gọi là thời kỳ gian băng. Thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay chính là một giai đoạn gian băng.

Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học dự báo, 10 năm tới, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm xuống. Sự thay đổi các hoạt động của mặt trời, theo họ có thể dẫn tới một “thời kỳ tiểu băng hà”, có khả năng đe dọa đến sự sống trên trái đất.

Infonet

Tin được quan tâm

Từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi trở lên không có lương hưu được thêm 1 quyền lợi lớn, cao chưa từng có

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ ngày 1-7-2025, người lao động nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Theo quy định mới nhất, người thuộc trường hợp này không Đăng kí thường trú bị phạt lên tới 1 triệu đồng

Trường hợp người dân không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Từ nay: Công chức, viên chức nhận lương tăng thêm tới 9 triệu đồng/tháng nhờ chính sách mới

Khi áp quy định mới cho phép các viên chức và công chức ở Hà Nội nhận được mức thu nhập tăng thêm lên tới...
Kiến thức 1 ngày, 9 giờ trước

Có nên che dàn nóng điều hòa khi tiếp xúc với nắng mưa không? Nhờ lời nhắc nhở của thợ điện, nhiều người mới biết đã làm sai

Việc che chắn dàn nóng điều hòa bằng bạt hay mái che tưởng là giải pháp bảo vệ, nhưng thực tế lại gây tác hại...
Xài gì 2 ngày, 4 giờ trước

Sau 1/7, người dân ra đường không mang theo Căn cước/CCCD sẽ bị phạt 500.000 đồng và tạm giữ về đồn, đúng không?

Kể từ nay, người dân đi ra đường không mang theo Căn cước/CCCD mà gặp cơ quan chức năng kiểm tra thì có thể bị...
Dòng sự kiện 1 ngày, 6 giờ trước

Từ bây giờ: Xe ô tô dừng đỗ, quay đầu tại phần đường này có thể bị phạt tới 22 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe

Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ mức xử phạt với hành vi dừng đỗ và quay đầu xe ô tô không đúng nơi quy...
Kiến thức 1 ngày, 9 giờ trước

Tin cùng mục

Tại sao gà đẻ trứng hai lòng đỏ, có phải do bổ sung hormone không? Một quả trứng có hai lòng đỏ có thể nở ra được hai chú gà con không?

Thỉnh thoảng khi đập trứng gà, bạn sẽ thấy bên trong có đến hai lòng đỏ. Nhiều người thắc mắc liệu đây có phải là...
Kiến thức 50 phút trước

Cảnh báo: Lừa đảo biết rõ cả số tài khoản ngân hàng, thông tin đăng nhập và mật khẩu người dùng nhờ thủ đoạn nào?

Bạn có biết rằng, kẻ lừa đảo có thể thu thập dữ liệu cá nhân như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu và thông...
Kiến thức 51 phút trước

Từ nay, thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng có bị phạt không?

Đây là vấn đề khá nhiều người quan tâm bởi đôi khi đèn pha sợi đốt cũ ánh sáng không đủ để di chuyển trong...
Kiến thức 51 phút trước

Chủ đề nóng: Top 10 nghề nghiệp có khả năng bị AI xóa sổ! Nghề đầu tiên là điều bất ngờ

Nhà sáng lập Nvidia Huang Renxun đã đến Đài Loan một lần nữa dự đoán rằng, "robot có tư duy tự động sẽ sớm ra...
Kiến thức 51 phút trước

Kinh nghiệm cắt hoa giấy, nhanh ra rễ, nhiều lá, nhiều hoa, ra hoa sớm

Phương pháp giâm cành của nhiều loại cây rất giống nhau, vậy làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tỷ lệ sống sót...
Kiến thức 52 phút trước

Hơn 25.600 cán bộ, công chức nghỉ việc đã nhận trợ cấp gần 27.000 tỷ đồng

25.611 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu, nghỉ thôi việc đã nhận hỗ trợ với tổng số tiền là 26.947 tỷ đồng khi...
Kiến thức 2 giờ, 45 phút trước

Tin mới cập nhật

Thói quen ngủ trưa sai cũng giống như tìm kiếm bệnh tật, 90% mọi người không hiểu!

90% mọi người không biết rằng ngủ trưa như thế này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn. Nhớ nhắc nhở gia đình bạn...
Chăm sóc sức khỏe 52 phút trước

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phương thức xét tuyển, dự kiến học phí năm 2025

Mới đây, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh năm 2025, trong đó đáng...
Tin trong ngày 2 giờ, 45 phút trước

Đây là tỉnh có nhiều xã, phường nhất cả nước sau sáp nhập

Sau đợt sáp nhập địa giới hành chính quy mô lớn, Thanh Hóa vẫn giữ vững vị trí là tỉnh có nhiều xã, phường nhất...
Kiến thức 2 giờ, 46 phút trước

6 hành vi hạ thấp phẩm giá nhất của một con người, hy vọng bạn không mắc phải bất kỳ hành vi nào trong số đó

Tại sao có những người càng sống lại càng trở nên 'rẻ rúng'? Không phải vì họ nghèo khổ hay thất bại, mà bởi những...
Làm sao 2 giờ, 46 phút trước

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 30 khi ngó lơ các dấu hiệu, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai cảnh báo

Bệnh suy thận mạn tính thường tiến triển âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn đầu, vậy nên nhiều người chủ quan không đi...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 46 phút trước

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại ở trường, kể cả giờ ra chơi

Ngày 10/7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố thông báo kết luận của Giám đốc Sở, ông Nguyễn Văn Hiếu, tại...
Tin trong ngày 2 giờ, 46 phút trước

'Chân váy midi' đang thịnh hành trong mùa hè năm nay, hãy nhớ 3 điểm chính để trông thon thả, cao ráo và thời trang

Mùa hè năm nay, giới thời trang lại chào đón một mẫu váy mới được yêu thích - "váy midi". Dù là chất liệu voan...
Thời trang + 2 giờ, 24 phút trước

Tin vui: Hàng nghìn người lao động ngoài 45 tuổi được hưởng quyền lợi tốt chưa từng có của BHXH

Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, mang lại nhiều thay đổi lớn cho người lao động.
Tin trong ngày 3 giờ, 46 phút trước

Đây là tỉnh thành đông dân nhất Việt Nam sau sáp nhập: Dân số gấp 2 Singapore, Đông Nam Á chỉ có 4 nơi tương tự

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, sẽ đưa Việt Nam...
Tin trong ngày 3 giờ, 47 phút trước