“Em thách anh đấy!”
Nghe câu này hầu hết đàn ông đều phản ứng mạnh mẽ. Họ sẽ nổi cơn thịnh nộ bất chấp điều gì sẽ xảy ra sau đó. Và chuyện nhỏ sẽ biến thành to.
“Tại anh cả đấy!”
Phụ nữ thường hay phát ngôn câu nói này cho dù đó chỉ là sự trách móc. Nhưng đối với đàn ông, họ cho rằng vợ không tôn trọng mình, không ghi nhận sự cố gắng của mình. Chàng sẽ suy nghĩ tiêu cực: “Lần sau im lặng còn hơn”.
“Anh giống y như cha anh”
Khi đang nóng giận, các chị em rất có thể thốt ra những câu xúc phạm đối phương hay thậm chí gia đình của anh ta. Nàng có thể cho rằng anh ta nát rượu, ít học hoặc vô dụng giống cha, mẹ, cô dì chú bác mà quên rằng, điều cấm kị tuyệt đối khi cãi nhau là không được xúc phạm người thân của đối phương.
Ai cũng có lòng tự trọng cao, nhất là nam giới, họ đặc biệt nhạy cảm khi ai đó nhắc đến hoặc thóa mạ gia đình mình vì những việc không đâu. Có thể cha anh ấy không hoàn hảo, có thể thường ngày anh ta không hài lòng về bố, nhưng một khi bạn động chạm đến hoặc so sánh anh ta tồi tệ giống bố, chồng bạn rất có thể cho bạn một bạt tai vì sự quá quắt. Anh ấy là anh ấy, lỗi của chồng thì chỉ do một mình chồng thôi, đừng lôi thêm bất kì ai khác.
Ảnh minh họa
“ Anh có điên không?”
Sự tranh cãi giữa các cặp vợ chồng phần lớn đều xuất phát từ những mâu thuẫn rất vặt vãnh trong cuộc sống, ví dụ anh ấy vứt quần áo bừa bãi, bạn nhắc mãi mà chẳng sửa đổi. Bạn cằn nhằn, còn anh cố bào chữa rằng như thế là “sự bừa bãi trong trật tự”.
“Con đang khóc kia kìa”
Nhiều bà vợ lấy lí do con đang khóc để khiến chồng mủi lòng và kết thúc cuộc tranh luận, tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Đừng bao giờ cãi nhau trước mặt những đứa trẻ, lại càng không nên lấy con cái ra làm lí do để giành phần thắng trong một trận cãi vã. Nếu bạn sử dụng con cái để đạt được lợi thế trong một cuộc chiến, nó chỉ khiến những đứa trẻ của bạn bị ám ảnh và tổn thương.
“Anh thật đúng là kẻ…” (Chèn một tính từ tiêu cực)
Khi bạn gán sau câu phán xét này một tính từ tiêu cực, bạn đang làm tổn thương anh ấy rất nhiều. Một sự việc sai lầm, thiếu sót không thể đưa đến một kết luận mang tính quy chụp như thế được. Vì vậy, không nên sử dụng những câu nặng nề này để thốt ra trong một cuộc tranh luận.
“Anh thực sự không xứng đáng để tôi yêu”
Bạn có biết rằng câu nói này có thể khiến đối phương cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng đến đâu không? Dù gì cả hai người cũng đã trải qua bao thăng trầm, bao sóng gió của thời gian để đến bên nhau, để xây dựng nên một gia đình hoàn chỉnh. Vậy mà nay chỉ vì một giây phút nóng giận nhất thời bạn lại nói ra rằng người đàn ông của đời mình không xứng đáng. Điểm mấu chốt của một mối quan hệ bền vững phải là sự tôn trọng, tôn trọng bạn đời, cùng với đó là tôn trọng tình cảm của chính bản thân mình. Việc bạn nói rằng anh ta không xứng đáng với tình yêu của bạn chẳng khác nào bạn tự thừa nhận rằng mình đã sai lầm khi năm xưa chọn lựa anh ấy.
“Chồng người ta thì thế, còn chồng mình thì…”
Khi nói câu này, chàng cảm giác mình bị so sánh. Đó là điều tối kỵ bạn không nên nói. Đây là cách tệ nhất trong việc muốn người bạn đời nhận ra khuyết điểm của họ.
“Tôi đã hết yêu anh rồi”
Chắc chắn khi tức giận, bao nhiêu cảm xúc lãng mạn sẽ bay biến hết và bạn luôn tự hỏi: “Vì sao tôi lại đã từng rung động trước anh cơ chứ?”. Nhưng dù cho bạn có đang “điên” tới mức nào, cũng đừng thốt ra những lời kiểu như: “Tôi hối hận vì đã yêu/cưới anh”; “Tôi đã hết yêu anh rồi”. Nó làm tổn thương đối phương về sau này, khi mà cuộc tranh cãi vợ chồng đã chấm dứt đi chăng nữa.
Atrudan (Theo Giadinhvietnam.com)