Cơn tức giận có thể khiến bạn mất đi lý trí, làm những điều có thể khiến bạn phải hối hận, day dứt không thôi. Hãy tìm cách khống chế cơn tức giận bằng cách thử những lời khuyên dưới đây.
Không nên ngủ khi vẫn còn ấm ức
Câu nói "không bao giờ đi ngủ khi giận dữ" là lời khuyên rất có giá trị bởi, đi ngủ có thể tăng cường hoặc "bảo tồn" những cảm xúc tiêu cực. Một nghiên cứu trong tạp chí Journal of Neuroscience cho thấy, giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là những cảm xúc, kể cả các cảm xúc tiêu cực.
Chính vì thế, đi ngủ sau khi cãi nhau có thể sẽ gây ra những hậu quả mà cả hai vợ chồng đều không muốn trải nghiệm. Hãy cố gắng giải quyết những mâu thuẫn trước khi chìm vào giấc ngủ.
Hãy giải quyết mâu thuẫn trước khi chìm vào giấc ngủ (Ảnh minh họa)
Không nên lái xe
Điều khiển một chiếc xe khi bạn đang tức giận có thể gây nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy rằng điều khiển phương tiện giao thông khi tức giận có thể gặp rủi ro và tai nạn nhiều hơn.
"Khi bạn tức giận, bạn đang ở trong thế tấn công, vì thế, đây thực sự không phải là một thời điểm tốt để điều khiển một chiếc xe", David Narang, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng ở Santa Monica cho biết. "Ngoài ra, tức giận sẽ khiến cho một số người chỉ nhìn thẳng về phía trước và có thể không nhìn thấy một người đi bộ hoặc một chiếc xe khác đang tiến vào tầm nhìn ngoại vi của họ khi băng qua đường”, tiến sĩ này nói thêm.
Không nên trút giận sang người khác
Giải tỏa cơn nóng giận là một ý tưởng tốt tuy nhiên trút giận sang người khác, đặc biệt là người không liên quan thực sự có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Thậm chí có thể khiến bản thân bạn trở nên hung hăng hơn khi lặp lại hành động trút giận nhiều lần.
Không nên ăn
Làm dịu cơn giận của bạn bằng cách tiếp cận và tiêu hóa thực phẩm có thể gây phản tác dụng trong một vài trường hợp. Bạn có thể tự cho mình thoải mái ăn các loại thức ăn bấy lâu mình yêu thích nhưng có thể gây hại cho sức khỏe chỉ để cảm thấy ngon miệng và xua đi cảm giác bực bội mặc dù những món ăn đó có hàm lượng đường cao, giàu chất béo…
Hơn nữa, tiêu hóa một lượng thức ăn lớn một cách gấp gáp có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
Không nên tiếp tục tranh cãi
Khi ở trong một cuộc hội thoại mà cả hai đều không thể giữ bình tĩnh thì sự mất kiểm soát trong việc điều chỉnh cơn tức giận có khả năng sẽ khiến bạn nói những lời mà mình hối tiếc.
Theo Christine M. Allen, Tiến sĩ, nhà tâm lý học và huấn luyện viên ở Syracuse, New York:"Nếu nhận thấy có thể mình sẽ nói những điều gây tổn thương mà có thể phải hối tiếc vì không thể rút lại, hãy yêu cầu đối phương một khoảng thời gian “đình chiến”. Bạn có thể cần 10 phút hoặc 10 ngày nhưng chỉ sẵn sàng bắt đầu lại cuộc nói chuyện khi tâm trí đã bình tĩnh.
Không nên công khai những xung đột của bạn trên Facebook
Khi bạn giận dữ, việc công khai đăng tải, thể hiện những cảm xúc tiêu cực đó với bạn bè và gia đình của bạn trên Facebook và các mạng xã hội khác sẽ có khả năng khiến bạn trở nên bị ám ảnh bởi nó.
Không nên viết email
Điều tương tự cũng áp dụng cho việc gửi một email cho đối phương khi bạn tức giận sẽ không thể chuộc lỗi lại sau khi bạn nhấn nút gửi. Nếu bạn không thể cưỡng lại việc phải viết ra những suy nghĩ tức giận của bạn, hãy ghi lại cảm xúc của mình trong một tài liệu dạng Word. "Bằng cách này, bạn không thể gửi nó vội vàng khi tức giận và vẫn có thể an toàn xóa chúng khi cảm xúc cân bằng”, Allen nói.
Không nên uống rượu
Sử dụng một ly rượu vang để xoa dịu bản thân sau một cuộc cãi vã thường không khiến bạn hết tức giận, thậm chí phản tác dụng khi nó có thể đem tới sự phiền muộn nhiều hơn. Tuy rượu có khả năng làm giảm ức chế bằng cách tác động vào các thùy trán của não bộ, nơi có trách nhiệm kiểm soát các xung điện ngăn cản chúng ta có ham muốn làm hại những người khác hoặc bản thân.
Tuy nhiên, lặp đi lặp lại không có tác dụng và có thể phản tác dụng dẫn đến một sự phá hủy vĩnh viễn khi bạn bị thúc đẩy làm những điều hối tiếc từ một cảm xúc tức giận tạm thời.
Không nên "nghiền ngẫm" lại cơn giận dữ
Ám ảnh suy nghĩ nhai đi nhai lại về những mâu thuẫn chưa được giải quyết và những vấn đề không công bằng trong mối quan hệ không giúp bạn bất cứ điều gì. Hãy đến nơi yên tĩnh hoặc nơi mà bạn cảm thấy mình có thể chậm rãi cảm thấy yên bình, để cảm xúc lắng xuống và dần dần trở nên bình tĩnh hơn.
Khi cơn nóng giận tiêu tán, hãy bình tĩnh suy xét sự việc và có quyết định đúng đắn nhất.
Theo Danviet.vn