Khổ vì khó rạch ròi công-tư
Anh Hùng (33 tuổi) là phó giám đốc một công ty thiết bị giáo dục. Vợ anh – chị Hiền trước đây làm kế toán tại doanh nghiệp nhà nước. Sau khi sinh con, chị Hiền nghỉ liền hai năm ở nhà cho đến lúc bé đi nhà trẻ. Không muốn quay lại công ty cũ, chị Hiền nói chồng xin cho mình vào làm ở công ty của anh. Chiều vợ, anh Hùng cũng đồng ý dù biết vợ chồng làm cùng cơ quan có nhiều điều bất tiện.
Thực ra, chị Hiền cũng không phải kiểu người thích cậy cơ để lộng hành. Tuy nhiên, vì có chồng là sếp, chị cũng có chút ỷ lại.
Dù biết vợ chồng làm chung có nhiều bất tiện, anh Hùng vẫn
đồng ý cho vợ vào làm kế toán - (Ảnh minh họa)
Vốn anh Hùng rất nghiêm khắc với chuyện đi sớm, về muộn của nhân viên. Nhưng anh lại khó lòng quở trách, thiết quân luật với vợ. Bởi vì chị Hiền muộn giờ cũng vì phải lo việc nhà, lo cho con anh. Sáng sớm, chị dậy dọn qua một lượt nhà cửa, dặn dò người giúp việc, cho con ăn rồi đưa bé đi học. Nhiều hôm thằng bé “dở chứng” khiến chị phải mất thêm nhiều thời gian, dẫn đến đi làm muộn.
Sau vài lần, nhân viên ở công ty bắt đầu xì xào rằng sếp dung túng cho vợ, vợ sếp cậy cơ chồng làm càn, anh Hùng quyết định phải nói chuyện rõ ràng với vợ.
Hôm đó, chị Hiền đến muộn vì con trai bỗng dưng tè dầm, phải thay đồ, lau dọn cho bé. Sau đó, thằng nhóc lại nhất quyết không chịu đi học, quấy khóc ầm ĩ khiến chị phải dỗ dành rất mệt mỏi.
Anh Hùng thấy vợ muộn những nửa tiếng thì kéo ra một góc, thì thào: “Anh đã nói với em bao nhiêu lần rồi. Đây là nơi làm việc chứ có phải chỗ chơi đâu mà muốn đi thì đi, muốn đến thì đến. Em phải giữ thể diện cho anh nữa chứ. Em đừng tưởng có anh làm chỗ dựa thì lộng hành. Cả công ty đang chửi vào mặt anh đấy…”
Càng nghe chồng nói, chị Hiền càng bực mình, ấm ức. Cả buổi sáng đánh vật với ông con, chồng đã không giúp thì thôi, lại còn quở trách. Sôi máu, chị giơ tay tát ông chồng-sếp một cái rõ mạnh: “Anh chỉ biết lo đến thân anh, nếu anh giúp tôi một tay thì tôi cũng chẳng phải chật vật một mình với con rồi làm dơ mặt anh vì đến muộn mất phút. Đồ ích kỷ!”.
Bị vợ đánh mắng trước mặt nhân viên, bao con mắt soi mói, anh Hùng cũng chỉ biết yên lặng nhìn vợ giàn dụa nước mắt, cáu giận bỏ đi. Dù có nói gì vào lúc đó, anh cũng vẫn là người sai…
Chị Hiền khóc nức nở vì cho rằng chồng ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới bản
thân mà không quan tâm tới vợ con - (Ảnh minh họa)
Rạch ròi công-tư cũng khổ
Trái ngược với anh Hùng, anh Lâm-chồng của chị Thu lại khiến chị phát điên với trò công tư phân minh một cách quá mức. Hai vợ chồng làm cùng một chỗ nhưng anh đi làm bằng ô tô của cơ quan, chị thì phải lóc cóc đi xe máy. Mấy ngày gần đây Hà Nội mưa lạnh, đường sá ẩm ướt, bẩn thỉu, nhìn chồng chễm chệ lên xế hộp, còn mình áo mưa lùng bùng, khổ sở chạy xe máy đi làm, đến cơ quan ướt sũng từ trên xuống dưới là chị tức điên.
Ngay đến cậu lái xe cũng phải thương cảm với chị. Tài xế thuyết phục anh Lâm “nhắm một mắt, mở một mắt” cho chị đi cùng. Nhưng ông chồng cứng nhắc, Bôn-sê-vích của chị thì nhất quyết không:“Nhân viên công ty nhìn thấy lại xì xào, bảo anh lạm dụng xe công. Em chịu khó tí đi nhé”.
Chị Thu ấm ức vì ông sếp-chồng lúc nào cũng đì chị để chứng tỏ cho nhân viên
mình không thiên vị vợ - (Ảnh minh họa)
Người khác có chồng làm sếp thì sướng như tiên, được ưu ái đủ thứ. Còn chị có chồng làm sếp mà toàn phải chịu khổ. Sợ nhân viên nói mình thiên vị vợ, anh Lâm luôn khắt khe, nghiêm khắc hơn rất nhiều đối với bộ phận của chị. Trong các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa nội bộ, phòng của chị Thu cũng chẳng bao giờ được xếp giải cao dù làm tốt đến đâu. Đồng nghiệp cùng phòng luôn nửa đùa, nửa thật: “Vì cùng phòng với bà mà bọn tôi bị sếp đì gần chết”.
Tất nhiên, chị Thu cũng không để yên cho lão chồng Bôn-sê-vích bắt nạt. Ở cơ quan, chị cố gắng nhịn nhục vì chức vụ, sự nghiệp của chồng. Dù ấm ức trong lòng nhưng chị vẫn luôn tươi cười nói với đồng nghiệp: “Anh ấy làm vậy là đúng”, “Tôi không tức gì lão ấy cả”. Đến lúc về nhà, đóng cửa bảo nhau, chị mới “xử” chồng.
Ở nhà, chị Thu là sếp. Anh Lâm khắt khe, cứng nhắc ở công ty về tới nhà lại như rùa rụt cổ sợ vợ. Không ai ngờ tới đường đường một giám đốc khối như anh về tới nhà vẫn phải chăm chỉ rửa bát, giặt giũ, phơi đồ cho vợ. Cũng nhờ việc về đến nhà, anh Lâm trở thành người chồng ngoan ngoãn, chị Thu mới quên đi nỗi ấm ức bị anh chèn ép ở công ty.
Theo tri thức tre