Rạch tầng sinh môn khi sinh thường đã trở thành “chuyện thường ở huyện” với hầu hết phụ nữ đã trải qua ca sinh nở. Dẫu biết rằng thủ thuật này nhằm giúp chị em có một ca sinh nở nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn nhưng hậu quả từ vết rạch đã trở thành nỗi ám ảnh với tất cả chị em sau sinh. Với những mẹ bầu chưa từng sinh nở nhưng chỉ nghe những người có kinh nghiệm kể lại cũng sợ “toát mồ hôi”.
Ám ảnh cứ đi đẻ là bị rạch
Đang mang bầu lần 2 nhưng chị Phương Anh (Gia Lâm, Hà Nội) luôn bị ám ảnh mỗi lần nói về chuyện sinh nở. Bé lớn nhà chị hiện đã 7 tuổi. Chỉ bảo hồi đẻ con xong đã tự dặn lòng mình sẽ không bao giờ đẻ nữa vì đau lắm, không chỉ đau lúc đẻ mà sợ nhất là đau tầng sinh môn sau sinh. Vậy nhưng vì đứa đầu nhà chị là con gái, chồng chị lại là trưởng họ nên anh rất muốn chị cố gắng đẻ thêm đứa nữa. Mọi người trong gia đình cũng động viên chị nhiều lắm, nên chị mới quyết định có bầu lần 2. Dù đã sinh nở cách đây 7 năm nhưng chị Anh vẫn chưa quên ký ức đau đớn do nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.
Chỉ kể: “Hồi đó, đầu con gái mình to quá, con lại không chịu tụt xuống dưới nên mình đẻ rất khó. Sau cả tiếng đồ hồ rặn mãi con chẳng chịu chào đời nên mình bị rạch đến gần hậu môn. Đã thế vùng kín còn bị tổn thương nặng nên sưng phù rất đau đớn. Những ngày sau sinh, mỗi lần đi vệ sinh hay đứng lên ngồi xuống thì ôi thôi cứ gọi là đau chết người. Cả tuần liền mình không dám đi đại tiện vì sợ đau. Cùng vì bị đau nên mình lười vệ sinh vùng kín. Hậu quả là đến ngày thứ 10 thì vết khâu bị nhiễm trùng. Những ngày đó mình như sống dở chết dở vì nằm không được mà ngồi cùng không xong. Mình đã thế sẽ không bao giờ đẻ nữa. Nhưng nghĩ đến trách nhiệm làm vợ, mình lại cố. May mắn mà lần này có được thằng cu, vậy là hết trách nhiệm. Thế nhưng nghĩ đến những ngày đi đẻ sắp tới, mình vẫn sợ khiếp vía.”
Cũng vì bị ám ảnh với vết rạch khi đẻ thường mà có đôi lúc chị Phương Anh đã nghĩ đến phương án đẻ mổ. Chị nói: “Hồi đó mình bị rạch tầng sinh môn đến gần hậu môn, khâu 8 mũi. Mình nghĩ khâu như thế cũng chẳng kém gì vết mổ đẻ. Mà vết mổ đẻ ở trên bụng sẽ dễ bề chăm sóc hơn, lại đỡ bị đau đẻ. Mình đang nghĩ có thể lần này sẽ đẻ mổ để nhẹ nhàng hơn”.
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về vết rạch tầng sinh môn khi đẻ thường. (ảnh minh họa)
Cùng chung nỗi sợ với chị Phương Anh, bà bầu Minh Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho phụ nữ: “Nghe các chị nói đi đẻ bị rạch mà em sợ quá. Thấy mọi người bảo bây giờ cứ đẻ là bác sĩ sẽ rạch luôn cho nhanh chứ không chờ chúng ta rặn đẻ đâu. Mà còn bị khâu sống, rồi những lúc đi vệ sinh thì đau buốt khiến em cứ nghĩ đến cảnh đi đẻ mà “toát mồ hôi hột”. Em vốn làm công việc văn phòng phải ngồi suốt ngày, tính em lại nhát chết, chỉ nhìn thấy mũi tiêm đã sợ, không biết đến lúc bị rạch thì chịu sao nổi. Đúng là phụ nữ chúng mình khổ thật đấy”.
Nỗi lo của những mẹ bầu trên cũng là tâm tư của rất nhiều chị em đang bầu bí. Vẫn biết rằng thủ thuật này sẽ giúp chị em sinh nở dễ dàng hơn nhưng liệu có cách nào để giúp mẹ bầu sinh thường dễ mà không bị rạch không?
Không còn lo đi đẻ bị rạch
Chị em cần biết rằng việc có rạch tầng sinh môn khi sinh nở hay không, rạch ít hay rạch nhiều phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ bầu đón con yêu với đáy xương chậu còn nguyên vẹn.
Ưu tiên đồ ăn với chất béo lành mạnh
Trong thời gian mang bầu, chị em nên chọn những loại thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh. Lý do là da sẽ hấp thu những dưỡng chất bạn ăn thông qua hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi. Các loại thực phẩm giàu Vitamin E giúp da tăng độ đàn hồi là mầm lúa mì và bơ. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nhưng mẹ bầu ưu tiên chất béo lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ ít có nguy cơ bị rạch khi sinh nở hơn.
Nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi.
(ảnh minh họa)
Massage vùng chậu
Massage tầng sinh môn không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tăng độ đàn hồi bộ phận này nữa đấy các mẹ. Việc này nên được thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (từ khoảng tuần 32-34) và phải thực hiện 5 phút mỗi ngày.
Cách massage vùng chậu như sau:
- Đổ một ít dầu tự nhiên (dầu dừa hoặc dầu olive – cả hai loại dầu này đều phổ biến, giá cả bình thường và ít gây dị ứng) ra một chiếc bát nhỏ.
- Ngồi tựa lưng vào gối trên giường hoặc dựa tường sao cho thoải mái nhất. Chị em có thể ngồi trước gương để việc massage dễ dàng hơn trong những lần thực hiện đầu tiên. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được vị trí cần massage.
- Nhúng ngón tay cái và trỏ vào bát dầu (yêu cầu phải cắt móng tay và rửa sạch sẽ trước khi thực hiện), sau đó xoa hai ngón tay vào nhau cho ấm lên rồi từ từ đưa vào âm đạo khoảng 5-6cm. Đặt ngón tay giữa khu vực âm đạo và trực tràng sau đó chà dầu vào dạnh bên trong của đáy chậu và thành âm đạo.
- Duy trì áp lực trên ngón tay và trượt ngón tay dọc theo hai bên của âm đạo. Áp lực này sẽ làm căng mô âm đạo, các cơ bắp xung quanh âm đạo và vành ngoài của đáy chậu.
Việc massage sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ đặt một chanaleen ghế. Massage vùng chậu 2-3 phút moojt ngày sẽ rất hiệu quả khi bạn sinh nở đấy.
Tập kegel
Bài tập Kegel hay còn gọi là bài tập cho các cơ vùng chậu có thể đem lại lợi ích cho phụ nữ mang thai. Tập Kegel cũng giúp chị em lấy lại tự tin và tăng cảm giác “yêu”, nhất là sau khi sinh con. Tuy nhiên, việc tập luyện các bài tập Kegel này cần được thực hiện một cách chính xác và đều đặn.
Một bài tập Kegel bao gồm cả “siết chặt và thư giãn”. Việc kiểm soát sự siết chặt và thư giãn của cơ bắp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn bằng với thời gian siết chặt các cơ đó.
- Động tác ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế cứng, đầu gối hơi đưa ra ngoài hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.
- Động tác nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.
- Động tác đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.
Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở. (ảnh minh họa)
Vị trí thai nhi
Ví trí của em bé trong bụng mẹ đóng vai trò quan trọng liên quan đến việc bạn có bị rạch tầng sinh môn hay không. Vị trí lý tưởng nhất là đầu thai nhi quay xuống dưới, mặt quay vào trong bụng mẹ và cánh tay duỗi thẳng theo cơ thể. Đầu của bé nếu đã lọt xuống vùng xương chậu được là tốt nhất. Vậy làm thế nào để bé trong bụng nằm được tư thế tối ưu này?
Mẹ bầu nên chăm chỉ tập luyện thể thao đặc biệt là đi bộ nhẹ nhàng cuối thai kỳ sẽ giúp bé dễ lọt xuống vùng sàn chậu, thuận lợi cho việc chào đời.
Chọn tư thế sinh con
Sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm ngửa. Các tư thế ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn.
Theo Khampha.vn