Hạ sốt
Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
Trị mụn
Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả. Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.
Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
Giúp tăng trí nhớ
Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
Làm lành các vết thương
Đây là tác dụng của Asiaticosid, hoạt chất chính của rau má. Nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng ủng hộ ý kến cho rằng rau má có tác dụng trên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hóa và làm lành vết thương. Rau má còn có tác dụng bảo vệ lớp áo trong của mạch máu.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Dùng thuốc rau má có kết quả tốt đối với vi tuần hoàn và mao mạch, điều trị tang áp lực tĩnh mạch.
Sinh tố rau má là thức uống tuyệt vời cho mùa hè
Bảo vệ thần kinh
Một công trình nghiên cứu năm 1999 cho biết, các dẫn xuất của chất asiaticosid có khả năng bảo vệ thần kinh chống lại độc tố thần kinh beta-amyloid. 3 trong số 28 dẫ xuất Asiatisid có thể được đưa vào nghiên cứu điều trị bệnh Alzheimer nhờ khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của beta-amyloid.
Chống loét dạ dày
Ngoài ra rau má còn có tác dụng chống loét dạ dày, làm chậm phát triển u, kháng virut và kháng nấm.
Dưỡng ẩm cho da
Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Bạn có thể dùng rau má để dưỡng da kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn có thể dùng từ 30-40g rau má tươi mỗi ngày. Rau má khi mua về, bạn rửa sạch, giã nát hoặc xay nát, lọc lấy nước. Cho thêm một ít đường vào cho dễ uống. Sau đó bạn có thể lấy bã rau má dùng đắp mặt hoặc rửa mặt bằng nước rau má tươi.
hn.megafun.vn