Danh mục

Những "tác dụng phụ" của rau má

Thứ năm, 06/03/2014 14:05

Trong dân gian, rau má như một loại thuốc thông dụng và là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu ăn hay uống quá nhiều rau má cũng có thể nguy hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.

Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má.

Dù sao thì cũng không thể phủ nhận một vài công dụng của rau má trong y học như sau:

Thức ăn bổ dưỡng, có lợi cho da

Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da... Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.

Đặc biệt khi hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác dụng lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da. Chiết xuất từ rau má có tác dụng chống lại sự lão hoá làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn. Ngoài ra loại rau này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Không chỉ thế, các sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.

Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược "nguồn mạch sự sống" bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác dụng phụ của rau má

Theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng dùng quá nhiều rau má và dùng với lượng bao nhiêu thì có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.

Rau má là một loại rau ăn bình thường và vì chưa thấy ngộ độc nên nhiều người vẫn cứ dùng thường xuyên, nhưng quan điểm của Đông y thái quá thì bất cập, ăn nhiều quá thì sẽ sinh bệnh. BS. Nguyễn Hồng Siêm cũng khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta.

Thực tế rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua; phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai... Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

Chế biến và sử dụng

Do có nhiều công dụng nên rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Có thể trộn rau má chung với các loại rau khác để ăn sống, nấu canh thịt nạc, luộc chấm mắm... nhưng thông dụng nhất vẫn là nước ép rau má.

Ngày hè nóng, một cốc rau má mát lạnh có thể giải nhiệt cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái sau khi hoạt động ngoài trời nhiều giờ.

Mỗi ngày mỗi người có thể dùng khoảng 30g đến 40g rau má tươi, rửa sạch, giã nhuyễn hoặc xay nát bằng máy xay sinh tố, cho thêm ít nước lọc, vắt bỏ hết xác. Thêm ít đường cát trắng, ít đá cho dễ uống và tăng thêm hương vị.

Phunutoday.vn

Tin được quan tâm

Khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ theo quy định mới nhất: Người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt!

Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau...
Kiến thức 3 ngày, 13 giờ trước

Tuổi được chúc thọ và mừng thọ năm 2025? Số tiền hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Từ nay tới 31/12/2025: Người dân không đi đổi đăng ký xe bị xử phạt 6 triệu đồng, đúng không?

Theo quy định, những trường hợp này cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025, cố tình giữ lại bị xử phạt nặng.
Kiến thức 3 ngày, 15 giờ trước

Ba con giáp hưởng 'đại lộc' trong tuần tới, có vận may gấp đôi, sự nghiệp thăng tiến, kiếm tiền dễ dàng

Ba con giáp có vận mệnh thay đổi vào tuần tới - Thân, Dậu và Mão - sẽ mở ra một thời kỳ may mắn...
Đời sống số 3 ngày, 16 giờ trước

Kể từ bây giờ: Ra đường mà không đáp ứng các điều kiện này, chủ xe máy sẽ bị phạt hơn 10 triệu đồng

Đi xe máy không đáp ứng được những điều kiện dưới đây có thể bị CSGT phạt lên tới 10 triệu đồng.
Kiến thức 3 ngày, 19 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ Hai ngày 19 tháng 5, tức ngày 22 tháng 4 âm lịch?

Ngày 19 tháng 5, thứ Hai, là ngày 22 tháng 4 âm lịch, con giáp nào nên thận trọng hơn? Làm sao để điều chỉnh?...
Đời sống số 3 ngày, 18 giờ trước

Tin cùng mục

Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, nhưng chúng lại 'rất sợ' một loại quả rẻ tiền này, nhà nào cũng có

“Tam chứng” là những căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, trong đó căn bệnh dễ mắc nhất trong “tam...
Chăm sóc sức khỏe 59 phút trước

Lươn đồng tốt như nhân sâm ở tuổi trung niên, nhưng 4 người không nên ăn

Khi nói đến thức uống giải nhiệt mùa hè, món ăn ngon nhất chính là lươn. Sau khi kiếm ăn và khỏe mạnh vào mùa...
Chăm sóc sức khỏe 5 giờ, 58 phút trước

'Vua rút cạn canxi' gọi tên 3 loại nước này, uống càng nhiều xương càng giòn, nhiều người Việt dùng hàng ngày

Theo nghiên cứu, ngoài tuổi tác, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của một người cũng đóng một vai trò quan trọng...
Chăm sóc sức khỏe 21 giờ, 1 phút trước

Vào mùa hè, tôi xuất hiện những mụn nước nhỏ. Có chuyện gì thế?

Với một số người bạn, điều không thể chịu đựng được vào mùa hè không phải là thời tiết nóng nực mà là những mụn...
Chăm sóc sức khỏe 22 giờ, 37 phút trước

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh nhồi máu não ở vùng nông thôn? Bác sĩ nói thẳng thắn: Chủ yếu là do 3 nguyên nhân

Tỷ lệ người cao tuổi bị đột quỵ ở nông thôn có xu hướng gia tăng do thiếu kiến thức phòng bệnh, lối sống ít...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 1 giờ trước

Đóng kín cửa bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu? Chuyên gia nói gì?

Một bài viết lan truyền trên mạng xã hội về tình trạng mệt mỏi, stress, thậm chí rụng tóc do nồng độ CO2 cao từ...
Chăm sóc sức khỏe 1 ngày, 3 giờ trước

Tin mới cập nhật

5 thời điểm cắt tóc sẽ mang lại vận rủi! Tại sao?

Hãy chú ý đến năm thời điểm này và cố gắng không cắt.
Kiến thức 9 phút trước

Chủ hộ kinh doanh phải đóng BHXH bắt buộc 585.000 đồng/tháng từ tháng 7/2025

Một thay đổi quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, theo đó, các...
Kiến thức 9 phút trước

Tin vui: Đến ngày 2/9/2025 dự kiến người dân Hà Nội sẽ nhận được tiện ích chưa từng có

Dự kiến đến ngày 2/9/2025, Hà Nội sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé liên thông này bằng hình thức thuê dịch vụ...
Tin trong ngày 10 phút trước

Hòn đảo được ví như ‘viên ngọc thô’ của biển miền Bắc đang vào mùa đẹp nhất trong năm, chỉ mất 1,5 giờ di chuyển, bạn nên đi chiêm ngưỡng

Đảo Quan Lạn, một hòn đảo được ví như "viên ngọc thô" ẩn mình giữa lòng vịnh Bái Tử Long (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng...
Du lịch Việt 11 phút trước

Bộ GD&ĐT công bố thêm 3 phương thức xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Ngày 19/5/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025....
Tin trong ngày 11 phút trước

Hướng dẫn thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp khi sáp nhập tỉnh, thành

Thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp khi sáp nhập tỉnh, thành được quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP....
Tin trong ngày 57 phút trước

5 ngành nghề dễ kiếm việc làm nhất trong 10 năm tới, thu nhập 70 triệu đồng/tháng

Đây là những ngành nghề mà người lao động ít có nguy cơ bị đào thải trong vòng 5 đến 10 năm tới. Ngay cả...
Kiến thức 58 phút trước

Năm 2025, người dân được mua tối đa bao nhiêu căn nhà ở xã hội theo quy định?

Hiện nay, vấn đề nhà ở xã hội đang là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều đối tượng lao động. Vậy, pháp...
Tin trong ngày 58 phút trước

Các nhà sư ngày nào cũng ăn chay, tại sao ai cũng béo tốt và tai to? Chỉ cần nhìn vào đồ ăn của họ là bạn sẽ hiểu

Trong suy nghĩ của nhiều người, nhà sư là những người sống khổ hạnh, khoác áo cà sa, sống thanh tịnh nơi cửa Phật, tránh...
Kiến thức 58 phút trước

Tại sao không ăn cơm lại giảm cân nhanh đặc biệt? Người đang giảm cân nên tìm hiểu ngay

Trước khi muốn giảm cân, bạn nên tham khảo những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Làm đẹp+ 2 giờ, 44 phút trước