Cho quá nhiều dầu mỡ khi nấu thức ăn
Người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, ruột già. Nói như vậy là bởi acid mật có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Acid này được vi sinh vật clostridia ở ruột tách ra làm nhiều chất, trong đó có 3 methychola - threne được coi như có khả năng gây ung thư ruột già. Nếu ăn càng nhiều chất béo thì lượng acid mật tiết ra càng cao, lượng 3 – methylchola - threne càng nhiều, nguy cơ ung thư ruột già rất cao. Mặt khác, ăn nhiều chất béo làm tăng prolactin - những chất được coi như bạn đồng hành của ung thư vú.
Ướp vào món ăn quá nhiều gia vị
Gia vị được sử dụng để bảo quản, tăng mùi vị, và màu sắc cho thực phẩm. Theo quy định thì các gia vị này phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhưng trên thực tế, không ít cơ sở đã dùng các gia vị rất độc cho sức khỏe. Chẳng hạn, đường hóa học cyclamate và saccharin đã được nghiên cứu tăng nguy cơ ung thư bàng quang nhưng vẫn được dùng trên 40 quốc gia; chất nitrir và nitrat (có trong thực phẩm hun khói) nếu dùng nhiều sẽ gây ung thư gan, ruột già...
Chế biến nhiều món thực phẩm chiên
Điều này cực kỳ nguy hại cho sức khỏe của gia đình bạn. Quá trình chiên kỹ sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là arcylamide. Nó là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa. Do đó, chị em phụ nữ nên hạn chế món chiên trong bữa ăn của gia đình mình.
Bên cạnh đồ chiên, việc thường xuyên chế biến thực phẩm bằng cách nướng cũng là một sự sai lầm
Những món nướng rất ngon miệng, đỡ ngấy, dễ ăn. Tuy nhiên, khi nướng thì sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất này có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh PAHs có thể làm thay đổi và tổn thương cấu trúc DNA, gây ung thư lớn hơn 400 lần so với những người ít tiếp xúc với đồ nướng.
Tận dụng thực phẩm đã bị mốc
Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô không nguy hại, có thể rửa sạch rồi dùng được. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này mang lại những mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người. Gạo lúa, mỳ, đậu ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc. Đây là môi trường thuận lợi để sản sinh ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin. Độc tố này khi vào cơ thể con người gây nguy cơ ung thư gan.
Sử dụng thực phẩm có chứa nitrite và màu
Nếu thường xuyên tiêu thụ thịt bị ô nhiễm chứa hàm lượng cholesterol – sắc tố đỏ cao, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, nội tạng động vật... sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đai trực tràng.
Thường xuyên ăn thực phẩm quá nóng
Mùa đông, cả gia đình ngồi quay quần bên mâm cơm với thức ăn nóng hổi, thật không gì hạnh phúc bằng. Thế nhưng bạn biết không, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nóng hơn 60 độ C rất dễ gây ra viêm mạc miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày, tình trạng viêm nhiễm kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến ung thư.
Hun khói thực phẩm
Nhiều bà mẹ thích chế biến cho cả nhà những món ăn xông khói như thịt xông khói, gan, cá hun khói... đây là những đồ ăn có chứa hàm lượng benzopyrene cao. Benzopynere từ lâu được biết đến là hợp chất tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và thực quản.
Nêm quá nhiều muối vào thức ăn
Thức ăn được nêm nhiều muối để đậm miệng người ăn cũng là thủ phạm khiến dễ mắc ung thư dạ dày. Bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây u xơ.
Cho quá nhiều đường vào đồ ăn
Ăn đường quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Trong khi béo phì gây ra những thay đổi về hàm lượng insulin và hocmon giới tính trong cơ thể. Sự thay đổi này tác động làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và ung thư tử cung.
Chế biến thức ăn bằng đồ nhôm tái chế
Nhiều chị em chọn các loại xoong nồi tái chế vì giá thành của loại này khá rẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tái tạo, nhôm nhiễm bẩn còn được độn thêm nhiều hóa chất phụ gia khiến các tạp chất này dễ bị bung ra khi nấu, cọ rửa hoặc chà xát mạnh. Những chất độc hại này dễ hòa tan vào thức ăn gây nhiễm độc nặng và dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm.
phunutoday.vn