Vết rạn da
Bắt đầu chỉ là những vết rạn màu đỏ ở trên bụng, đùi và ngực, và dần dần vết rạn trở nên rõ hơn chỉ trong thời gian ngắn. Một số người bị rạn ít hơn, và chắc chắn không thể nào ngăn ngừa được rạn dạ 100%. Chế độ ăn uống hay các loại kem dưỡng da chỉ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn và đỡ rạn. Vết rạn sẽ mờ dần theo thời gian.
Mang thai sẽ thay đổi cuộc sống tình dục của thai phụ
Lúc mang thai, nhiều thai phụ nhận thấy nhu cầu tình dục thay đổi. Có người sẽ cảm thấy nhu cầu sụt giảm vì cơ thể bạn trở nên béo hơn và bụng càng ngày càng to thêm. Tuy nhiên, một số thai phụ khác lại cảm giác hứng thú tình dục tăng thêm trong giai đoạn này. Hãy tận hưởng những thay đổi trong thời kỳ mang thai và chỉ trừ khi bác sỹ chỉ định, bạn không cần kiêng quan hệ trong thời điểm này.
Dễ bị khủng hoảng
Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm
Thật khó mà chấp nhận nổi những thay đổi mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống như thấy bản thân cực kỳ xấu xí với thân hình chằng chịt vết rạn, tăng cân kinh khủng, tiền lương cắt giảm một cách báo động khi sinh con...Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn đang trong giai đoạn cực kỳ đặc biệt. Nếu bạn đang gặp khủng hoảng hãy tìm người tâm sự và nhận được sự tư vấn. Bạn cần biết rằng những gì bạn đang làm cực kỳ đặc biệt và tuyệt vời.
Bạn thường gặp các cơn co thắt
Các cơn co thắt ở bụng, đùi, lưng, chân khi tử cung đang đẩy em bé ra. Cơn co thắt theo cường độ và tần số khác nhau khiến bạn cảm giác cơn đau cực kỳ tồi tệ. Có thể cơn đau kéo dài. Rất may, có nhiều lựa chọn phương pháp sinh giúp bạn đỡ đau hơn.
Buồn nôn và nôn
Nhiều thai phụ gặp hiện tượng này khi mang thai. Hãy sử dụng một số loại kẹo bạc hà, nước đá hoặc uống từng ngụm nước nhỏ để giúp thai phụ đỡ buồn nôn và ngăn chặn tình trạng mất nước.
Cơ thể run rẩy
Run rẩy là phản ứng tự nhiên với tần suất đau, chấn thương hay cơ thể bị sốc. Rặn đẻ khiến cơ thể trở nên run rẩy vì cơn đau lấn át cả cảm xúc. Vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy cả người đang run rẩy. Vào lúc đó có thể một chiếc chăn ấm hay bồn tắm ấm có thể khiến bạn đỡ run hơn.
Rạch tầng sinh môn
Lúc rặn sinh con, có thể âm đạo của bạn bị rách. Chính vì vậy mà bác sỹ sản khoa có thể cắt tầng sinh môn để ngăn âm đạo bị xé rách khi rặn sinh con. Nếu bạn không muốn bị rạch tầng sinh môn thì nên tập cài bài kéo giãn đáy chậu để giúp quá trình vượt cạn được thuận lợi hơn.
Mất kiểm soát bàng quang và đường ruột
Nhiều phụ nữ thường xấu hổ khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện trước mặt người khác lúc sinh con. Tuy nhiên khi áp lực gia tăng lên bàng quang và trực tràng sẽ khiến cho việc kiểm soát tiểu, đại tiện trở nên khó khăn.
Chảy máu sản dịch
Sau khi sinh, chảy máu kéo dài trung bình từ 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên nếu sản dịch nhiều, huyết khối hoặc có mùi hôi thì bạn cần phải cần phải thăm khám kịp thời.
Theo Phununews.vn