Trước khi đổ lỗi cho “thể chất”, có thể một sự tăng giảm hoocmon hay thiếu hụt vitamin nào đó chính là thủ phạm gây nên các phản ứng không thể khống chế của cơ thể.
1. Trầm cảm
Rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm, an thần có thể gây tăng cân. Nếu bạn bị trầm cảm nặng và sống phụ thuộc vào thuốc, bạn sẽ tăng khoảng 1-3kg, và con số này sẽ tiếp tục tăng dần.
Nếu bạn không dùng thuốc, chứng trầm cảm cũng khiến cho bạn tăng cân. Một nghiên cứu trên trang Y tế Cộng đồng Mỹ vào năm 2010 cho thấy người sống cô đơn và buồn bã tăng cân nhanh hơn người sống nhẹ nhàng. Họ có thể ăn nhiều thức ăn nhanh, giàu chất béo để an ủi chính mình, hoặc ít hoạt động thể chất trong trạng thái như thế.
Nếu bạn bị trầm cảm, thay vì uống thuốc, bạn nên từ từ bỏ thuốc và tham gia các hoạt động xã hội, các nhóm cộng đồng.
2. Bạn dùng sai thuốc
Có một danh sách dài các loại thuốc dễ gây tăng cân, như thuốc ngừa thai, thuốc điều chỉnh hoocmon, thuốc dùng cho bệnh tim và huyết áp, thuốc chống động kinh, thuốc ung thư vú, thuốc điều trị thấp khớp, thậm chí cả vài loại thuốc trị chứng đau nửa đầu và ợ chua…
“Khi tôi thấy bệnh nhân tăng cân, điều đầu tiên tôi làm là nhìn vào đơn thuốc của họ.” Giám đốc D. Wittlin của Trung tâm Y tế trường Đại học Rochester, New York nói. “Một số ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Một số tác động vào quá trình trao đổi chất.” Thậm chí một số thuốc làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và ăn ngon miệng hơn hẳn.
Nếu bạn đang dùng thuốc và tăng cân không thể khống chế, hãy hỏi bác sỹ để đổi loại thuốc khác.
3. Đường ruột tiêu hóa chậm
Những vấn đề về tiêu hóa, bao gồm ruột hấp thu chất chậm, cũng có thể khiến tăng cân. Thời gian tiêu hóa tốt nhất là sau khi ăn khoảng hơn một tiếng, hoặc 1,2 lần mỗi ngày. Nếu bạn bị táo bón thì nguyên do có thể vì thiếu nước, thiếu chất xơ, dùng thuốc hoặc thậm chí thiếu khuẩn tiêu hóa trong ruột.
Nếu bạn bị táo bón, có thể dùng sữa chua tốt cho tiêu hóa, cung cấp đủ nước, chất xơ. Nếu tình hình không tốt hơn, hãy đi khám vì bạn có thể gặp vấn đề về tuyến giáp.
4. Cơ thể bạn thiếu vài thành phần dinh dưỡng nhất định
Thiếu vitamin D, magiê, sắt có thể làm hại hệ thống miễn dịch của bạn, suy giảm sinh lực và làm rối loạn hệ thống trao đổi chất.
Bạn có thể ăn nhiều thịt đỏ, rau quả bổ sung magiê, nhưng vitamin D thì phức tạp hơn. Nạp quá nhiều vitamin D có thể gây ra sỏi thận. Tốt nhất bạn nên thử máu để xem bạn có thiếu chất hay không và tham khảo ý kiến bác sỹ.
5. Tuổi già
Đây là điều không thể tránh được. Khi già đi, sự trao đổi chất chậm lại, không thể đốt cháy nhiều calo như khi còn trẻ. Nên người lớn tuổi cần tập thể thao và ăn ít hơn. Các nghiên cứu cho thấy, tập thể thao còn quan trọng hơn chế độ ăn trong việc duy trì cân nặng lâu dài.
Ăn thịt nạc có thể khiến cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn. Trong khi đó, tinh bột được tiêu hóa chậm hơn, thậm chí bị lưu giữ trong cơ thể. Ăn protein ít béo và giảm lượng tinh bột nạp vào có thể giữ được cân nặng tốt hơn.
6. Bệnh đau chân
Nhiều bệnh xương khớp, trong đó có bệnh viêm màn gân lót bàn chân, bệnh thoái hóa khớp và đầu gối, đau hông cũng có thể gây tăng cân. Những căn bệnh này khiến bạn khó có thể hoạt động và dẫn đến tăng cân.
Hãy tìm một liệu pháp vật lý và chương trỉnh tập luyện phù hợp với bạn.
7. Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một rối loạn xảy ra khi cơ thể chứa quá nhiều hoocmon cortisol. Cũng có thể gặp khi sử dụng quá nhiều cortisol hoặc hoocmon steroid khác. Tăng cân kèm theo cao huyết áp, loãng xương, thay đổi sắc da và những vết rạn màu tím hay trắng trên má hoặc bụng là triệu chứng cơ thể bạn rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng do tuyến thượng thận sản sinh quá nhiều cortisol.
Hội chứng này ảnh hưởng chừng 15 triệu người trưởng thành mỗi năm, không phải là một hội chứng quá phổ biến. Dấu hiệu đặc biệt của nó là chất béo chỉ phân phối ở phần giữa cơ thể, tay chân lại mảnh mai hơn.
Nếu bạn tăng cân mà không phải do ăn uống, thuốc men, thiếu luyện tập, hãy thử xét nghiệm lượng cortisol trong cơ thể để tìm phương án điều trị.
Theo Plo.vn