Ngộ độc rượu có những biểu hiện như đau đầu dữ dội, cảm thấy lú lẫn, đau bụng kèm theo nôn mửa... Điều đáng nói là nếu uống phải loại rượu công nghiệp có chứa nhiều methanol thì có thể ảnh hướng đến sự hô hấp, nhịp tim và dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong. Dưới đây là những cách để bạn tham khảo và áp dụng.
1. Uống thật nhiều nước
Nước lọc sẽ giúp cơ thể làm loãng nồng độ cồn trong dạ dày nên việc uống nhiều nước lọc sau khi uống rượu có tác dụng giải rượu và chống mất nước do nôn ói khi say. Chú ý là bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước lạnh. Có thể uống nước mía, nước cam, nước chanh, nước mật ong pha một chút gừng, nước ép bưởi hoặc nước ép cà chua.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước mía, nước cam, nước chanh, nước mật ong pha một chút gừng, nước ép bưởi hoặc nước ép cà chua.
2. Ăn chuối
Người có biểu hiện ngộ độc rượu nên ăn một lúc 3-5 quả chuối, bởi trong chuối giúp tăng nồng độ đường trong máu, nhờ đó lượng cồn do rượu bia sẽ bị giảm xuống rõ rệt. Thêm vào đó, ăn chuối lúc say còn có tác dụng giảm tình trạng tim đập nhanh và tức ngực.
3. Ăn sữa chua
Sữa chua dồi dào các vi khuẩn có lợi không những có tác dụng ngăn chất cồn ngấm sâu vào bên trong niêm mạc dạ dày, giúp giải rượu mà còn giúp hệ tiêu hóa của bạn dễ chịu hơn.
4. Đậu xanh
Theo Y học, đậu xanh có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phóng nhiệt, giải độc, hạ khí. Khi người thân bị ngộ độc rượu, bạn hãy nghiền nát một lượng nhỏ đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống, như vậy sẽ kích thích dạ dày nôn được mọi chất ra ngoài cơ thể.
Hoặc trước khi uống rượu, bạn hãy chuẩn bị sẵn một nồi đậu xanh, sau khi uống rượu xong, bạn hãy ăn nhanh một bát đậu xanh cũng sẽ nhanh chóng giải rượu và xua tan cảm giác mệt mỏi.
5. Nước ép atiso
Atiso cũng có tác dụng làm mát gan, giải độc. Vì thế khi có triệu chứng ngộ độc rượu hoặc say rượu, bạn hãy uống nhiều nước atiso.
6. Các lưu ý chung
- Khi người thân có biểu hiện say rượu hoặc ngộ độc rượu nhẹ, bạn tuyệt đối tránh những điều sau: cho người say rượu đi tắm luôn, uống cà phê, dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau.
- Các biện pháp trên chỉ áp dụng trong trường hợp bị ngộ độc rượu nhẹ. Trường hợp bị nặng, người thân cần sơ cứu và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế để có biện pháp cứu chữa kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Minh Huệ (Theo Giadinhvietnam.com)