Gan
Gan cũng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh với những hợp chất rất khó tìm ở những thực phẩm khác. Gan chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng, như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc. Gan rất giàu retinol – một dạng tiền vitamin A. 85 g gan bò chứa khoảng 26.973 IU vitamin A, gan gà chứa khoảng 15.306 IU. Dầu gan cá là một nguồn retinol dồi dào khác, ăn gan 2 lần mỗi tuần sẽ mang đến cho bạn sức khỏe tối ưu. Gan rất giàu folate, choline và B12 - các chất dinh dưỡng cần thiết cho một số chức năng quan trọng trong cơ thể.
Có điều phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh: gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan, khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Lưỡi
Lưỡi có chứa tỷ lệ calo cao từ chất béo. Hầu hết các loại lưỡi chứa khoảng 70% axit béo. Lưỡi không chỉ cung cấp lượng axit béo cần thiết mà còn là món ăn dễ dàng để chuẩn bị và có thể được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau và cũng được rất nhiều người yêu thích.
Lưỡi là món được nhiều người ưa thích
Tim
Đây là một nguồn tuyệt vời của chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12. Ngoài ra, tim đặc biệt phong phú về CoQ10, rất quan trọng đối với sản xuất ty thể và năng lượng.
Hầu hết mọi người có bệnh mãn tính là do thiếu CoQ10 và bị tổn thương ty thể. Tim là nguồn thực phẩm tốt nhất có chứa CoQ10. Tim không có nhiều chất béo và khá nạc nên có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Tiết lợn
Mặc dù tiết lợn không được khuyến khích ăn, vì nó có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh liên cầu khuẩn vô cùng nguy hiểm, nhưng cũng không thể phủ nhận những ích lợi của nó.
Dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người). Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn.
Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người, cho nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa. Tiết lợn còn chứa hàm lượng lecithin, sắt và một số nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, tiết lợn còn hỗ trợ cho việc điều trị thiếu máu. Vì vậy, ăn tiết lợn rất tốt cho sức khỏe!
Những ai không nên ăn nội tạng?
Các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân - béo phì...
Ăn bao nhiêu là đủ?
Dù có yêu thích nội tạng động vật đến đâu cũng chỉ nên ăn vừa phải.
Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng,nhưng khi ăn cũng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 -70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khoẻ mạnh không mắc bệnh hay từ những động vật được nuôi hữu cơ, nuôi bằng thức ăn sạch
Megafun.vn