Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.
Củ hành - thần dược đa năng.
Chữa giun kim
Lấy hành tươi giã vắt lấy nước cốt cho vào hậu môn hoặc hòa thêm nước nguội ngâm vào các buổi tối, nhất là khi thấy ngứa hậu môn.
Đường huyết cao
Dùng hành tươi nhúng tái chấm tương ăn vào thời điểm trong hoặc ngoài bữa ăn, để ăn được tương đối thường xuyên.
Suy nhược thể lực và thần kinh, mất ngủ, ăn không ngon miệng: Lấy 2 củ hành tươi với 300g đường cho vào 300ml nước. Nấu uống sáng, chiều, tối. Mỗi lần 1 thìa to (thìa múc canh) (gọi là sirô hành).
Giúp xương chắc khoẻ
Bạn có biết 12 gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.
Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, củ hành được xếp vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh trên cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể.
Hoạt chất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, ký sinh, nấm mốc... trong dược liệu thiên nhiên, trong thực phẩm đúng là không thiếu nhưng nếu so sánh một cách khách quan, các nhà nghiên cứu trước sau vẫn xếp loại củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh trên cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể.
Lưu ý:
Tránh dùng cho người dương thịnh, hỏa bốc, không dùng ở trường hợp âm hư hỏa vượng (huyết áp cao). Không ăn quá nhiều sẽ gây mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi. Phụ nữ thường có kinh sớm, kinh nhiều, kinh lỏng đỏ, tránh ăn nhiều hành.
Khỏe và đẹp