Mẹ cần biết rằng khả năng sinh sản của nữ giới phụ thuộc nhiều yếu tố, từ gien, chu kỳ kinh nguyệt, tử cung, đến cân nặng… Những bí mật dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về hệ thống đặc biệt này trong cơ thể mình.
Khả năng sinh sản do gien quyết định
Số lượng trứng phụ nữ có được từ khi chào đời xác định độ dài thời gian họ sẽ duy trì khả năng sinh sản. Từ khi chào đời, phụ nữ có khoảng 2 triệu trứng trong tử cung. Trong suốt cuộc đời sinh sản của họ, có khoảng 1.000 tế bào trứng chết đi. Hút thuốc lá và một số phương pháp hóa trị liệu có thể đẩy nhanh việc tế bào trứng bị chết và thúc đẩy một thời kỳ mãn kinh sớm.
Nam giới sản xuất giao tử sinh sản nhiều hơn phụ nữ
Mỗi một người phụ nữ sản xuất khoảng 1 triệu đến 2 triệu trứng, có khoảng 300.000 – 400.000 trứng rụng trong thời kỳ dậy thì, 300.000 – 400.000 khác rụng trong thời kỳ trước mãn kinh. Mỗi tháng chỉ có 1-2 quả trứng rụng. Trong khi những người đàn ông sản xuất hơn 500 tỷ tế bào tinh trùng, mỗi lần xuất tinh có khoảng 1,2 triệu tế bào tinh trùng
Chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu tử cung bình thường
Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn kéo dài khoảng 24-35 ngày. Phụ nữ không rụng trứng đều đặn nghĩa là có chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Những phụ nữ không có trứng rụng trong suốt cuộc đời do tình trạng gien được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn kéo dài khoảng 24-35 ngày.
(ảnh minh họa)
Khoảng 10% ca vô sinh là do bệnh về vòi trứng
Một nguyên nhân chính của bệnh về vòi trứng là nhiễm trùng khung xương chậu – bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia. Những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng vòi trứng.
44 tuổi – độ tuổi vô sinh dù họ vẫn rụng trứng
Tỷ lệ thụ thai của phụ nữ sau tuổi 43 sẽ rất thấp. Hầu hết phụ nữ thụ thai ở tuổi 40 bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản đều phải sử dụng trứng hiến tặng từ phụ nữ trẻ hơn.
Hấp thụ vitamin D giúp ích cho điều trị sinh sản
Một nghiên cứu gần đây do Trường đại học Nam California (Mỹ) tiến hành cho thấy phụ nữ đang điều trị sinh sản nhưng có nồng độ vitamin D thấp thì tỷ lệ thụ thai cũng thấp. Vitamin D cũng là loại vitamin thiết yếu cho thai phụ. Theo Trung tâm Sinh sản Thái Bình Dương (Mỹ), các bệnh nhân điều trị sinh sản nên bổ sung 2.000 – 4.000 IU vitamin D / ngày (tương đương 70 – 140 mg/ngày).
Nhẹ cân và béo phì ảnh hưởng khả năng sinh sản
Béo phì có liên quan đến việc kéo dài thời gian thụ thai. Chỉ số khối cơ thể BMI nhỏ hơn 18 hoặc lớn hơn 32 có liên quan đến trục trặc rụng trứng và thụ thai, cũng như các trục trặc khi mang thai.
Đã làm bố, mẹ không có nghĩa là sẽ lại có con
Số lượng tinh trùng và khả năng rụng trứng có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, mẹ đừng quá thắc mắc vì sao lần mang bầu thứ 2 lại khó khăn đến thế, thậm chí là có thể bị vô sinh thứ phát đấy.
Số lượng tinh trùng và khả năng rụng trứng có thể thay đổi theo thời gian.
(ảnh minh họa)
Có phụ nữ có tới 2 tử cung
Tử cung được chia làm hai khoang nhỏ ở bên trong. Mỗi khoang lại có cổ tử cung riêng biệt; vì thế, người mẹ sở hữu đến hai cổ tử cung. Dấu hiệu này cũng rất hiếm gặp, ảnh hưởng đến 1/2000 phụ nữ trên thế giới
Tử cung có khả năng siêu đàn hồi. Khi không cần dùng tới, tử cung khỏe mạnh là một cơ quan nhỏ, dài khoảng 7,5 cm và rộng khoảng 5 cm. Trong quá trình người phụ nữ mang thai, nó thay đổi rất nhanh. Vào khoảng tuần thứ 20, tử cung mở rộng cả bề dài, bề ngang, chạm tới khoảng rốn. Các đỉnh ngoài của tử cung mở rộng, tới cạnh dưới của lồng ngực khi thai khoảng 36 tuần.
Thời điểm dễ thụ thai – khó xác định
Bạn không thể biết chính xác mình có thai từ lúc nào, và hầu hết phụ nữ được coi là có thai thậm chí trước khi họ thụ thai. Các bác sĩ thường xác định thời điểm có thai bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, vì đa số chị em không chắc chắn về ngày họ thụ thai nhưng có thể nhớ chu kỳ kinh gần nhất.
Cũng không thể xác định thời điểm thụ tinh và thai kỳ không thể được xác nhận cho đến khi phôi phát triển trên thành tử cung (đó là lý do tại sao thử thai tại nhà không chính xác lắm cho đến khi phụ nữ bị chậm kinh ít nhất 1 tuần).
Theo Khám Phá