Là bố mẹ chắc hẳn ai nấy đều nhớ như in cái cảm giác hạnh phúc khi đưa con mới chào đời từ viện về nhà. Tuy nhiên, cảm giác ấy sẽ sớm chuyển thành nỗi ám ảnh khi hàng đêm phải nghe tiếng con quấy khóc, không ngủ được và sáng dậy thì tóc tai tơi bời, mắt như gấu trúc.
Không ngoại lệ, cặp vợ chồng người Mỹ Alyssa và Michael hiện đang sinh sống lại New York cũng quay cuồng với kiểu ăn đêm ngủ ngày của con. Bà mẹ trẻ Alyssa chia sẻ: “Khi lần đầu đưa bé Peyton trở về nhà, cứ 2 tiếng rưỡi là vợ chồng tôi lại cho con ăn một lần. Cứ thế mỗi đêm chúng tôi chỉ được ngủ 3-4 tiếng, rất mệt mỏi”.
Để giải quyết vấn đề này, Alyssa và Michael đã phải tìm đến sự trợ giúp của hai bác sĩ nhi khoa. Hai vị bác sĩ này cam kết nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn, 1 tuần sau, bé Peyton có thể ngủ xuyên đêm, không thức giấc đòi ăn mà vẫn đảm bảo phát triển và lớn lên bình thường.
Phương pháp mà hai bác sĩ nhi khoa đã áp dụng cho bé Peyton là Phương pháp kéo dài khoảng thời gian giữa các cữ bú. Nếu trước đây cứ 2,5 tiếng Peyton đòi bú một lần thì giờ đây ban ngày 4 tiếng cu cậu mới ọ ọe đòi bú còn ban đêm Peyton có thể ngủ 6-7 tiếng, theo đó khoảng thời gian ngủ đêm của hai vợ chồng đã tăng lên đáng kể.
Phương pháp luyện con ngủ xuyên đêm (Ảnh minh họa)
Hai bác sĩ cho biết phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý luyện tập cho các thụ thể não bộ chịu trách nhiệm truyền tín hiệu đói bụng đến dạ dày thích nghi với một lịch bú mới.
Để thực hiện phương pháp này các mẹ không thể ngay từ đầu bắt trẻ nhịn bú 4 tiếng liền, mà thay vào đó, mỗi lần cho bú, mẹ hãy cố cho bé bú lâu hơn, kéo dài khoảng thời gian bú thêm 15 phút mỗi ngày. Khi bé no bụng, khoảng thời gian giữa các cữ bú cũng tăng lên mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Trong quá trình hướng dẫn cho cặp vợ chồng trẻ, bác sĩ Alyssa cho biết kéo dài thời gian giữa mỗi cữ bú là việc làm không hề dễ. "Ban đầu, mỗi lần bé đòi bú, chúng tôi phải tìm mọi cách đánh lạc hướng cơn đói của bé như bế ra ngoài chơi, hoặc bày đủ các trò”.
Hai vị bác sĩ cũng nói không phải lúc nào trẻ khóc cũng là vì đói. Do đó, các mẹ cần phân biệt rõ ràng chứ không phải bé cứ khóc thì cho bú bởi như thế vô tình mẹ đã luyện cho dạ dày của bé một thói quen không tốt, từ đó các thụ thể ở não cũng sẽ tạo tín hiệu lung tung.
Sau hai tuần áp dụng, bé Peyton đã ngủ được 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Mẹ bé, cô Alyssa nói: “Lần đầu tiên con ngủ qua đêm, tôi nhớ rằng mình đã tự thức dậy và nhìn sang vẫn thấy con ngủ khò khò. Đó thực sự là một cảm giác khó tả”.
Phương pháp này đã được 2 bác sĩ áp dụng trong suốt 20 năm với tỷ lệ thành công là trên 90%. Hai vị bác sĩ này cho biết điểm mấu chốt của phương pháp này là rèn luyện để tạo ra sự nhất quán giữa não và dạ dày. Bé mới sinh ra chưa có thói quen nên chúng ta cần tập cho bé các thói quen tốt càng sớm càng tốt.
Ông bố Michael chia sẻ: “Phương pháp này giúp cho cuộc sống của chúng tôi dễ chịu hơn, hai vợ chồng vừa có thể dành trọn vẹ thời gian để chăm sóc Peyton mà vẫn có thể có những giấc ngủ ngon lành”.
khampha.vn