Phó trưởng khoa Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, Tôn Nữ Thu Trang cho biết, sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ lười ăn là quá quan tâm đến việc tăng cân của trẻ nên tìm mọi cách miễn là trẻ chịu ăn, dùng sức mạnh của người lớn để ép trẻ ăn, yêu cầu bác sĩ cho uống thuốc để kích thích trẻ ăn, làm theo kinh nghiệm điều trị lười ăn của các “bác sĩ mạng” nênnào là cho trẻ ăn cháo tổ yến, nào là uống nước bông cúc giải độc, ăn “cam Hàng bạc”, “thuốc tễ không rõ nguồn gốc” hoặc bắt cả nhà làm trò cho trẻ ăn khiến trẻ ngày càng rơi vào tình trạng lười ăn trầm trọng.
Ảnh minh họa.
Do vậy, việc chăm sóc trẻ lười ăn không đơn giản chỉ là chăm lo chế độ ăn mà còn phải đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của các trẻ.
Dưới dây là một số vấn đề mà các bậc cha mẹ nên chú ý:
Cần phải đảm bảo chế độ ăn cho các trẻ theo lứa tuổi:
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi:
- Bú mẹ hoặc uống từ 300 đến 500 ml sữa mỗi ngày.
- Ăn bột hoặc cháo 4-5 lần mỗi ngày
- Một bát bột hoặc cháo phải đủ chất dinh dưỡng nghĩa là phải gồm có: 30g bột gạo hoặc 1 chén cháo đặc, 20g thịt (thịt các loại hoặc cá, tôm...), 20g rau và 5g dầu ăn.
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì để trẻ tiếp tục bú mẹ.
Các bậc cha mẹ cần lưu, quan niệm “cai sữa” để trẻ ăn sẽ làm chotrẻ lười ăn hơn vì không những bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá mà việc “cai sữa" ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ,trẻ buồn sẽ không muốn ăn.
- Các trẻ lười ăn thường ăn ít, mẹ có thể tăng năng lượng khẩu phần bằng cách chọn các loại sữa năng lượng cao, mỗi bữa ăn cho thêm 1 muỗng dầu ăn vào bát cháo của trẻ, chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ chứ không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần cùng một lúc.
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Chế độ ăn trong một ngày gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Các bữa ăn chính: có đủ bốn nhóm thức phẩm: nhóm bột đường (cơm, bánh mì, bún, nui…), nhóm đạm (thịt, cá trứng…), nhóm rau quả, nhóm trẻo (dầu ăn, bơ, mỡ…)Các bữa ăn phụ: chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa, Yaourt, bánh Flan, bánh bông lan, chè đậu, tàu hũ...
Tuyệt đối, không nên dùng các loại thức ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt làm bữa ăn phụ vì giá trị dinh dưỡng không cao. Đặc biệt không được ăn trước bữa ăn chính, dù chỉ là “ăn chơi”, vì vị ngọt của các loại thực phẩm này có khả năng gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, sẽ bỏ bữa ăn hoặc ăn ít trong bữa ăn chính.
- Sữa dùng làm bữa ăn phụ rất tốt vì sữa có giá trị sinh học cao vàlà nguồn cung cấp canxi cho trẻ, mỗi bữa từ 150 – 200 ml sữa. Mẹ có thể chọn các loại sữa giàu năng lượng để tăng năng lượng khẩu phần ăn của trẻ, nhưng đừng “thần tượng” sữa đến nỗi “uống sữa thay nước”, trẻ uống sữa no sẽ không ăn được nữa. Thiếu các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, tôm, tàu hũ… trẻ dễ bị thiếu máu thiếu sắt, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười ăn.
- Ở tuổi này trẻ có thể có ý thích đặc biệt đối với một vài loại thức ăn: có trẻ nhất định chỉ ăn một loại rau, có trẻ kiên quyết chỉ ăn thịt chứ không ăn cá…Các bà mẹ thường sợ ăn không đa dạng sẽ không đủ chất nên ép trẻ ăn theo ý mình, càng ép trẻ càng không ăn.
Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ:
- Không nên quát mắng, đánh đập trẻ vì trẻ lười ăn và đừng ép trẻ ăn bằng mọi giá. Nếu bạn đè trẻ ra đổ thức ăn vào miệng, đánh vào miệng thật đau hoặc bóp mũi để trẻ nuốt, trên bàn ăn luôn có sẵn cây roi… trẻ sẽ sợ hãi khi đến giờ ăn vì bạn đã biến bữa ăn của trẻ thành một cuộc “tra tấn”.
- Phải tạo môt bầu không khí ấm cúng vui vẻ trong bữa ăn vàhãy xem trẻ là “khách trong bàn ăn”. Trẻ là khách và cha mẹ là những chủ nhà hiếu khách: chủ nhà thì phải cùng ngồi ăn với “khách”, không la mắng “khách”, để “khách” ăn tự nhiên, mời ăn những món mà “khách” thích.
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để trị lười ăn cho trẻ. Việc dùng loại thuốc gì, liều lượng bao nhiêu trong thời gian bao lâu cần phải có ý kiến của bác sỹ.
Theo Vnmedia.vn