1. Thói quen ăn uống lành mạnh
Hãy làm gương cho trẻ về việc ăn uống lành mạnh bằng cách cho trẻ thấy chế độ ăn uống, cách cân bằng dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn mà bạn chuẩn bị.
Điều quan trọng là không phải bỏ đói trẻ để giúp trẻ thành lập thói quen này. Tuy nhiên đôi khi việc chờ đợi đến bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ giúp trẻ cảm thấy thực sự đói và muốn ăn thức ăn ngay lập tức. Hãy giúp trẻ cân đối thành phần thực ăn và lượng thức ăn hợp lý để phát triển khỏe mạnh hơn.
2. Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên
Hãy khuyến khích con tham gia vận động
Hoạt động thể chất không nên là một quy tắc nghiêm ngặt cho trẻ, mà hãy tìm cách lôi cuốn trẻ bằng những trò thú vị, đầy thách thức và hào hứng. Trẻ sẽ chủ động tham gia. Hãy bố trí một khoảng không gian an toàn cho trẻ được vận động. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở công viên, hồ bơi, chơi bóng rổ hoặc đạp xe đạp, thậm chí chỉ cần một quả bóng và khoảng vỉa hè nhỏ là có thể chơi ném bóng hoặc nhảy lò cò.
Bố mẹ nên hạn chế trẻ xem máy tính, đồ dùng công nghệ cao để dành nhiều thời gian vận động hơn.
3. Rèn luyện một tư duy lành mạnh
Nhận thức và có cái nhìn sâu sắc về cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn vào cuộc sống và có độ thích nghi cao hơn.
Bản chất của sự phát triển này sẽ rất khác nhau từ người này đến người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy tích cực khuyến khích trẻ để trẻ tự nói ra những điều khúc mắc trong lòng, những suy nghĩ buồn vui của trẻ. Bạn sẽ có thể hỗ trợ, khuyên răn trẻ kịp thời.
4. Uống nước hằng ngày
Hãy khuyến khích trẻ uống nước hằng ngày để duy trì độ ẩm cần thiết. Tất nhiên, bạn không cần phải yêu cầu trẻ uống đủ bao nhiêu ly nước mỗi ngày, bởi việc bổ sung nước còn phụ thuộc vào các yếu tố như như đổ mồ hôi (liên quan đến nhiệt độ, khí hậu, mức độ hoạt động thể chất) và lượng thức ăn (ăn chủ yếu thực phẩm khô hay thức ăn như súp, thạch...).
5. Không hút thuốc, không uống rượu
Hãy làm một gương tốt cho con với thói quen không hút thuốc, không uống rượu, không sử dụng các chất kích thích khác.
Nói chuyện với con bạn về việc thế nào là thói quen không lành mạnh và những nguy hại của nó đối với sức khỏe. Thỉnh thoảng hãy đặt ra các tình huống để trẻ tự đánh giá mức độ gây hại, giúp trẻ hiểu hơn về những tác hại của thói quen không lành mạnh.
Theo Phununews.vn