Lúc nào cũng bên cạnh bé
Nếu bé khóc khi bạn đặt bé xuống mỗi tối và bạn vội vã dỗ dành bé mỗi lần như thế, bé sẽ không bao giờ học cách tự làm dịu mình để ngủ (tất nhiên, nếu con trẻ bị bệnh hoặc bị đau, bạn cần phải giúp đỡ bé). Bạn tránh đi để bạn không nghe tiếng rên và khóc thút thít của bé, khi bé khóc thực sự, thì hãy chờ bé qua cơn khóc trong vòng 5 phút rồi hãy đến kiểm tra bé. Đêm sau, chờ 10 phút hãy đến, và cứ thế tăng dần thời gian cho những đêm sau.
Cho ăn dặm vào ban đêm
Con trẻ đã sẵn sàng bỏ qua cữ ăn dặm giữa đêm khi bé đạt khoảng 6 kg. Nếu bé nặng hơn nhiều so với số cân này và vẫn còn khóc đòi ăn lúc 2g khuya, đây là thói quen hoặc thái độ đòi hỏi. Thay vì mang bé ra khỏi giường để cho bé ăn, thì hãy giúp cho bé trở lại giấc ngủ.
Lắc lư ru bé ngủ
Nếu bạn làm điều này thường xuyên, bé sẽ bắt đầu quen và phụ thuộc vào vòng tay của bạn rồi ngủ gục đi. Nếu bé có xu hướng rơi vào giấc ngủ khi bạn cho bé chai sữa hoặc cho bé bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé trước khi bạn đặt bé vào nôi hoặc giường.
Cho bé đi ngủ với bình sữa
Khi bé chìm vào giấc ngủ với bình sữa đang uống, bột sữa có thể bám vào miệng bé dẫn đến việc bé dễ bị hư răng. Ngủ với bình sữa cũng làm tăng nguy cơ bé bị sặc sữa.
Đảo lộn ngày với đêm
Bé sẽ không bao giờ có thể ngủ suốt đêm nếu bé không biết được sự khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng. Để giúp trẻ thiết lập nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên, hãy giữ cho phòng của bé có ánh sáng vào buổi sáng và trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đặc biệt, không để đèn sáng trong phòng vào ban đêm.
phunuonline.com.vn