1. Biết cách phản ứng phù hợp
Lời khuyên thứ nhất là cha mẹ cần biết cách phản ứng phù hợp với bé khóc lóc ỉ ôi.
“Các bé có thể ỉ ôi cả ngày khiến cha mẹ phát bực” – Renne (một tiến sĩ tâm lý học) cho biết. Đôi khi, bạn càng cố phớt lờ thì bé càng vận dụng “vũ khí” này. Vì thế, hãy để bé hiểu rằng, khóc i ỉ như bé khiến mẹ rất khó chịu. Bạn có thể nói: “Mẹ không muốn nghe con khóc nữa. Con hãy nói cho mẹ xem con muốn gì?”.
Ngoài ra, những bé khóc dai có thể do mệt và đói. Do đó, hãy cho bé ngủ theo lịch cố định và đừng quên những bữa phụ để không dẫn tới những cuộc “khủng hoảng nước mắt” ở bé.
2. Cho bé việc khác để làm
Hãy cho bé một công việc cụ thể để giúp bé thoát khỏi cơn ỉ ôi. Ví dụ, nếu bé rên rỉ ở siêu thị, hãy để cho bé được chọn những túi táo hay bánh mỳ tròn, bỏ vào xe đẩy.
Ỉ đôi khi là để xả cơn thất vọng ở bé hoặc để vòi cho được thứ bé thích. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng nói: “Mẹ biết con muốn có thêm một quả bóng nhưng bạn nào cũng chỉ có một quả bóng ở bữa tiệc này thôi”. Điều này giúp xác nhận cảm xúc của bé và cho bé một lý do vì sao bạn từ chối yêu cầu của con.
3. Tránh phạt
Lấy đi một cái gì đó như một món đồ chơi yêu thích hoặc dùng đòn roi không dạy bé có hành vi tích cực mà chỉ khiến cơn khóc ở bé kéo dài thêm. Cha mẹ dường như càng thêm bất lực.
4. Thay vào đó, hãy chọn phần thưởng
Khi con bạn yêu cầu mẹ cho cái gì đó với tâm trạng bình tĩnh, giọng điệu ngọt ngào: “Mẹ ơi, cho con bánh” thì đó là cơ hội để bạn nhận ra và giúp bé củng cố hành vi tốt: “Con biết hỏi mẹ mà không kêu khóc. Thế là tốt, mẹ rất vui”. Thậm chí, nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bạn cũng nên dạy bé bộc lộ cảm xúc bằng lời nói, không phải những chuỗi khóc lóc kéo dài.
Theo tri thức trẻ