Hiện nay, với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cộng với việc tiếp xúc sớm với các yếu tố “nhạy cảm” trên truyện, tranh, phim ảnh, tuổi dậy thì ở trẻ, đặc biệt là bé gái, đang sớm hơn rất nhiều. Giống như lứa tuổi teen, các bé từ 9 tới 13 tuổi cũng có những nhu cầu về tâm, sinh lý mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm.
Ở độ tuổi này, một mặt, tâm hồn các em vẫn còn ngây thơ, thích những trò chơi “con nít” và chưa suy nghĩ nhiều về những việc có thể xảy đến với mình trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển thể chất có thể có thể đã vượt quá tầm “kiểm soát” của bản thân bé; các em “được” tiếp xúc nhiều hơn với nhiều yếu tố ngoại cảnh không thích hợp với sự phát triển tâm lý lành mạnh. Chính vì vậy, việc bảo vệ bé vào thời điểm này đòi hỏi các bà mẹ cần có sự tinh tế để nhìn trước dùm bé những nguy cơ đang rình rập bên ngoài khi bé vào tuổi vị thành niên.
Ba “chiêu” dưới đây là những điều then chốt mà một người làm mẹ cần quan tâm để đảm bảo “công chúa” nhỏ được an toàn ngay từ bây giờ:
1. Quan tâm đến trang phục của con
Khi trẻ vẫn hoàn toàn “vô tư” với trang phục mình mặc, mẹ nên kiểm tra thường xuyên xem con ăn mặc có đủ kín đáo chưa; nội y của con có vừa vặn, thoải mái; con có cần đến áo lót chưa. Chú ý tránh cho trẻ mặc những chiếc đầm khiến trẻ có thể tạo nên tình huống “hớ hênh” lúc vui chơi, gây chú ý với kẻ xấu. Trang phục con mặc không nên quá mỏng, không nên làm nổi rõ những đường nét cơ thể trẻ. Đặc biệt tránh để trẻ ăn mặc kiểu “lớn” hơn tuổi, khác biệt với bạn bè trang lứa.
Chọn trang phục gọn gàng thoáng mát nhưng vẫn đủ kín đáo cho bé gái.
Ảnh: Internet
2. Bắt đầu những bài học đầu tiên về giới tính
Tại Việt Nam, việc giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi cấp 1 vẫn còn rất “mơ hồ”. Nhiều mẹ thậm chí nghĩ rằng con mình bé quá, nói những chuyện đó dễ “làm hư” con. Trong khi đó, với một cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ tò mò tự mình tìm hiểu và rất dễ phạm phải những sai lầm do việc thiếu hiểu biết gây ra.
Trẻ em như một tờ giấy trắng, cha mẹ hãy đặt những bút vẽ giáo dục giới tính
đầu tiên để trẻ đi đúng đường. Ảnh: livestrong.com.
Bạn nên sớm chuyện trò với con về việc này, nhất là với các bé gái. Vào khoảng 9 tuổi, bé đã cần biết cách tự vệ sinh cơ thể, hiểu rõ cơ thể mình, cần biết đâu là “giới hạn cho phép” người lạ tiếp xúc (ai được phép hôn lên má, ai được phép chạm vào con, những vùng nào trên cơ thể người khác không được chạm vào...).
3. Sức khỏe giới tính: dạy thôi chưa đủ
Bên cạnh giáo dục giới tính, việc bảo vệ cho bé toàn diện còn thể hiện qua việc mẹ chủ động thực hiện những phương pháp bảo vệ cho bé từ sớm, để phát hiện hay ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn xảy đến với bé yêu trong tương lai.
Đối với các bé gái, tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản là việc làm cần thiết mà không mấy bà mẹ nhớ tới hay quan tâm. Điển hình là việc vắc xin tiêm ngừa vi rút gây u nhú ở người (HPV), là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung (UTCTC), ung thư âm hộ, âm đạo, sùi mào gà sinh dục ở phụ nữ. Thực tế, vi rút HPV rất dễ lây lan, đến 75% nam và nữ đều có khả năng nhiễm một lần trong đời. Thậm chí nhiều trường hợp, bé gái chưa có gì “vượt giới hạn”, chỉ mới là những tò mò giới tính, những vuốt ve tiếp xúc “sơ sơ” (theo cách mà trẻ nghĩ) cũng đã có thể lây nhiễm vi rút HPV.
Kết hợp với giáo dục giới tính, chủ động tiêm phòng vắc-xin HPV là phương thức
toàn diện nhất để bảo vệ con yêu. Ảnh: Internet
Chưa kể, các bệnh này, nhất là UTCTC, mất thời gian rất dài (hơn 10 năm) mới tiến triển từ khi lây nhiễm vi rút thành triệu chứng hay sang thương tiền ung thư; chưa kể những triệu chứng này còn diễn tiến rất âm thầm, khó phát hiện. Việc tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV từ sớm sẽ giúp mẹ và bé bớt được một nỗi lo cho đến nhiều năm sau. Từ năm 2008, Bộ Y Tế Việt Nam đã cho lưu hành vắc xin ngăn ngừa hiệu quả cả 4 chủng vi rút HPV gây bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất (các chủng 6, 11, 16, và 18) gây các bệnh nguy hiểm nêu trên; và độ tuổi được khuyến cáo tiêm ngừa vi rút HPV tốt nhất là từ 9 đến 26 tuổi.
Kết hợp bảo vệ bé bằng việc tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV và giáo dục giới tính đầy đủ: cô “công chúa” yêu của mẹ đáng được nâng niu và bảo vệ toàn diện như thế.
Để có được những thông tin hữu ích về việc tiêm ngừa vắc xin cho con, bạn có thể tham khảo website www.hpvinfo.vn, hoặc đến Viện Pasteur, Trung tâm Y tế Dự phòng, Bệnh viện Sản phụ khoa tại địa phương hoặc gọi đến số điện thoại 1800 545459 để được tư vấn.
Theo Trí Thức Trẻ