Bức ảnh "ma quỷ" được ông Maj Tulloch chụp qua kính ô tô năm 2010 khi đi qua đoạn đường rừng Ranau (Malaysia), nơi các tù binh đã chết khi xưa. Những tù binh trong bức ảnh ma này chết từ năm 1945 trong chiến dịch Borneo, chiến dịch lớn cuối cùng của Nhật ở mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, nhiều người đã hoài nghi về độ xác thực và có giả thiết rằng bức ảnh đó chỉ bị khúc xạ ánh sáng.
Bà của Denise Russell chuyển ra sống một mình khi đã 90 tuổi. Năm 1997, trong một chuyến đi chơi cùng gia đình trước khi bà mất, Denise đã chụp bức ảnh này. Suốt 3 năm sau đó, không ai để ý đến người đàn ông đứng đằng sau bà trong bức hình. Sau đó, mọi người nhận ra, người đàn ông đó chính là chồng của bà, đã qua đời từ năm 1984.
Năm 1996, khi đang chụp ảnh trong căn nhà của Nữ hoàng ở Bảo tàng Quốc gia Hàng hải Greenwich (Anh), mục sư Ralph Hardy đã vô tình chụp lại hình ảnh hồn ma trên cầu thang xoắn ốc Tulip. Sau khi phân tích âm bản gốc của bức ảnh, các chuyên gia khẳng định tấm ảnh này không hề qua chỉnh sửa. Tấm ảnh được xem như bằng chứng cho nhiều cuộc trò chuyện ma quái tại nhà của Nữ hoàng là có thật.
Khách sạn Mount Washington ở Carroll, New Hampshire mở cửa từ năm 1902 được tin là nhà của rất nhiều linh hồn. Đáng chú ý nhất, "hồn ma" của một công chúa xuất hiện trong khách sạn vào mỗi mùa hè. Mọi người cho rằng, "hồn ma" này thường xuyên tiếp xúc với khách tới đây. Nàng công chúa này thích được thoải mái trên chiếc giường của cô, chiếc giường này vẫn được giữ lại cho tới ngày nay, đặt trong phòng 314.
Năm 1946, một người phụ nữ tên Andrews đã chụp ảnh phần mộ của đứa con gái đã chết ở Queensland, Úc. Mới chỉ một năm trước đó, con gái bà qua đời khi mới 17 tuổi. Khi tấm hình được rửa ra, bà Andrews đã thực sự sốc khi nhìn thấy hình ảnh của một bé gái ngây thơ đang nhìn trực tiếp vào máy ảnh. Khi đó, trong nghĩa địa không hề xuất hiện đứa trẻ nào, và bà Andrews cũng không hề biết đứa trẻ xuất hiện trong ảnh, em bé đó trông không giống với con gái bà khi còn nhỏ.
Vào năm 1959, khi bà Mabel Chinnery đến thăm mộ của mẹ trong một khu nghĩa địa ở Anh, bà đã chụp ảnh chồng của mình lúc đang ngổi đợi một mình trong xe ô tô. Cho tới tận khi tấm ảnh này được rửa ra, mọi người mới nhận thấy chồng của bà Mabel không hề chờ đợi một mình. Bức ảnh cho thấy còn có một người đeo kính ngồi ở hàng ghế sau. Thật ngạc nhiên, bà Chinnery ngay lập tức nhận ra nhân vật đó chính là mẹ bà.
Năm 1985, Christophe DiCesare, sinh viên trường Đại học New York ở bang Geneseo, Mỹ đã chụp được bức ảnh này tại phòng C2D1, ký túc xá Erie Hall. Khi bức ảnh được rửa ra, tất cả sinh viên đều bị sốc khi nhìn thấy một bộ xương người in trên cửa sổ. Christophe cùng nhóm bạn đã khám phá ra lý lịch của “con ma” liên quan tới chuyện về một sinh viên tên là Tommy đã treo cổ tự tử tại kí túc xá này.
“Cô gái ngồi trên mộ” trong bức ảnh có khuôn mặt nhợt nhạt và dáng điệu ủ rũ. Quần áo của cô lỗi mốt cách đó hàng chục năm. Đặc biệt, thân hình cô gái có đôi chỗ trong suốt như pha lê đã khiến tất cả người xem phải “nổi da gà”. Bức ảnh này được chụp vào ngày 10/8/1991 trong chuyến thực nghiệm của các hội viên GRS tại khu nghĩa trang Bachelor’s Grove, Mỹ. Tác giả bức ảnh, Jude Huff-Felz là người duy nhất trong đoàn chụp được những tấm hình hiếm hoi bởi tất cả các dụng cụ chụp ảnh mang theo ngày hôm đó đều đột nhiên dở chứng một cách khó hiểu.
Xem kỹ bức ảnh, có thể thấy rõ từng chi tiết của “đôi tình nhân ma”, cô gái có vẻ như đang ngồi ôm con vật cưng màu đen trong lòng, còn chàng trai đứng bên cạnh thì choàng tay qua ôm eo trông rất tình cảm. Vào một ngày tháng 11/1982, người phụ nữ tên Sahah sống tại thành phố Chicago, Illinois, Mỹ đã chụp được bức ảnh tại khu mộ của mẹ cô, người đã qua đời vào năm 1934. Một số giả thiết đặt ra, Sahah đã “chỉnh sửa” bức ảnh bí ẩn, nhưng ở thời điểm bấy giờ, những khái niệm như “kỹ thuật ghép ảnh” còn rất xa lạ, nhất là với chiếc máy ảnh SX-70.
Đây là một trong những bức "ảnh ma“ cổ xưa nhất từ trước đến nay, được chụp năm 1891 ở thư viện Combermere Abbey, Cheshire, Anh. Trong tấm ảnh xuất hiện hình dáng của một người đàn ông đang ngồi trên ghế bành với phần đầu và tay là hiện rõ nhất. Ở thời điểm chụp bức ảnh, trong nhà không có ai và cửa ra vào bị khóa. Người ta cho rằng, đây là "hồn ma" của Lord Combermere, vị chỉ huy đội quân kị binh Anh, người đã được chôn cách đó 4 dặm.
Đến nay, bức ảnh "bóng ma" trong rừng vẫn là một trong những bức ảnh ma bí ẩn nhất. Mọi dữ liệu về tác giả, thời gian và địa điểm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, bóng dáng hai “người lạ” đều đã qua đời khi bức ảnh được chụp.
Bức ảnh chụp cung điện hoàng gia Hampton bên dòng sông Thames cách trung tâm thành phố London, Anh 10 dặm về phía Tây, là một trong ba cung điện yêu thích nhất của vua Henry VIII. Nhìn bức ảnh, người ta nghĩ ngay tới "hồn ma" của Jane Seymour, người vợ thứ 3 của vua Henry VIII đã mất trong lúc sinh con. Cho đến nay thì vẫn chưa có lời giải đáp thực sự về "bóng ma" trong bức ảnh và nhiều người vẫn tin rằng, đó là linh hồn của nàng Jane bạc mệnh.
Bức ảnh nổi tiếng này được chụp năm 1959 bởi nhiếp ảnh gia Reverend R.S. Blance ở Corroboree Rock, Úc. Trong bức ảnh xuất hiện một bóng người đang đi lang thang trông rất đáng sợ. Bức ảnh được lan truyền trong nhiều năm, đến nay, đây vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Từ khi bức ảnh kỳ lạ này được chụp tại lâu đài Rayham, Norfolk, Anh vào năm 1936, đã có nhiều tranh cãi nổ ra và chưa có hồi kết. Tại thời điểm chụp ảnh, tác giả không phát hiện ra bất cứ điều gì đặc biệt nhưng sau khi ảnh được rửa ra thì lại xuất hiện bóng dáng của một người phụ nữ đang đứng ở bậc cầu thang.
Kiến thức