Status đăng trên Facebook của một thiếu nữ có nickname Nhung Nguyen.
Lí do mà người này xúc phạm đấng sinh thành của mình rất đơn giản: “*** chưa thấy ai bựa như con mẹ mình, đi nâng mũi sửa ngực sắm quần áo nhìn như con cave nửa mùa thế mà mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho, *** mẹ xấu sẵn rồi thì có đắp vàng cũng *** đẹp, lại còn cong cớn lên đi cặp với mấy thằng trẻ ranh chỉ đáng tuổi mình về thuê nó ***:)) *** bị bố mình bỏ cũng đáng lắm *** con chó” là những câu chửi được đăng tải nổi bật trên facebook của Nguyen Nhung vào ngày 8/10/2012.
Facebook chửi mẹ của Nguyen Nhung và dưới là những lời rủa xả của Nguyen Nhung
dành cho những ý kiến không đồng tình.
Khi nhận được comment từ phía bạn bè, Nguyen Nhung đã trả lời lại với giọng đầy thách thức. Trước sau Nhung vẫn không gọi người đã sinh ra mình bằng mẹ. Lý do mà Nhung dành cho mẹ của mình những lời lẽ như một kẻ giang hồ như vậy cũng chỉ vì lý do: “mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho”.
Nick name Cậu Buồn Vì Em tỏ ra bức xúc “Làm gì mà ghê gớm thế?” thì nhận được câu trả lời của Nhung: “Không gớm đâu. Không gớm không nói lại được nó (mẹ của Nhung – PV)”.
Trước rất nhiều những cái lắc đầu, những lời khuyên chân thành của cư dân mạng dành cho Nhung thì họ lại nhận về những câu “cấm cửa” và tục tĩu của cô bé sinh năm 93 này: “Kệ tao, tao thích chửi đấy, chúng mày đừng có mà xỉa vào. Chúng mày không muốn nghe đọc thì xóa và chặn fb của tao nhá, ***”.
Điều đáng nói là dòng status với những câu nói vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ của bạn có nick name Ilvlliss LLove: “Ai dám thề là chưa bao giờ chửi pap hoặc mama....Chuyện chi cũng có cái lý cuả nó. Mỗi người mỗi hoàn cảnh....biết làm sao??????”.
Theo một số nguồn tin, chủ tài khoản có tên Nguyen Nhung sinh năm 1993, hiện đang sống tại Sơn Tây, Hà Nội với những dòng giới thiệu “cave cũng có cái lý của cave”. Những Hội mà Nhung yêu thích cũng thể hiện bằng những từ ngữ thiếu văn hóa và có hàm ý xúc phạm đời tư người khác… như: “Hội những người phát tởm vì độ đĩ đời của con Ngọc Na Sài Đồng”, “Hội Kinh tởm con cave rẻ tiền có cái tên Maii Ngọc chị thỏ ngọc”…
Thời gian gần đây, hiện tượng một số bạn trẻ lên mạng xã hội facebook dùng những lời lẽ thô tục chửi chính bà ngoại và bố mẹ mình đã làm khuấy đảo, gây nên một làn sóng phản đối, bức xúc cao độ. Nhiều ý kiến lo ngại hiện tượng này sẽ lây lan mạnh trong bộ phận giới trẻ và trở thành một xu hướng sống lệch lạc.
Về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ngắn với PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội, thuộc Viện Xã hội học Việt Nam.
"Tôi nhìn thấy ở đó một hiện tượng, một vấn đề bệnh hoạn, hết thuốc chữa của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để xảy ra hiện tượng đáng buồn ấy, chúng ta cần có cái nhìn thẳng thắn rằng, rõ ràng chuyện giáo dục con cái của một số gia đình ở Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì nuôi nấng, dạy dỗ con cái tới độ tuổi có thể nhận thức được mà con lại có thể thốt ra những lời nói lệch chuẩn như vậy thì chứng tỏ bố mẹ đã buông lỏng con cái trong cả một quá trình dài. Hay nói cách khác, một phần lỗi này thuộc về những đấng sinh thành.
Họ nên tự hỏi lại xem trong cách dạy dỗ, nói năng, cư xử hằng ngày với con cái, với những người xung quanh, thậm chí với bề trên đã đúng mực chưa?
Ngày nay, nói về cách dạy dỗ con cái, người ta vẫn nhắc tới một truyện “ngụ ngôn”. Câu chuyện kể về một gia đình có 3 thế hệ là ông bà, bố mẹ và con cái. Trong đó, bố mẹ đã dựng một túp lều ngoài vườn cho ông bà ở. Khi ông bà mất đi, bố bảo với con đốt túp lều đi. Đứa con nói, không cần phải đốt đi, cứ để đó, khi nào bố mẹ già, con sẽ cho bố mẹ ở đó.
Ở đây, nếu nói các bậc bề trên của các bạn trẻ đang gánh chịu quy luật nhân quả là quá nặng lời. Nhưng rõ ràng, họ đang gánh chịu một phần những sai sót của mình trước đó. Và sự thực, luân lý đạo đức trong gia đình đang bị phá hủy", ông Bình nói.
"Tôi nhìn nhận chuyện các bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ đầu đường xó chợ, bất kính với bề trên chưa chắc đã thể hiện sự “coi thường” người thân tới mức đó, mà đôi khi chỉ vì học bạn bè và tỏ ra thạo đời mà thôi. Nhưng điều quan trọng là dù biện minh như thế nào, dù là bất kỳ lý do gì thì đây cũng là xu hướng lệch lạc, đáng chua xót của giới trẻ trong xã hội hiện đại ở nước ta.
Vấn đề đạo hiếu đang bị thách thức rất nhiều bởi áp lực của đồng tiền. Người ta vẫn thường nhắc với nhau một câu cửa miệng là: “quan trọng nhất là hiệu quả”. Cách nói, cách nghĩ như thế phần nào đã phủ định những giá trị truyền thống, đạo lý giữa người với người, tình cảm gia đình, vấn đề đạo hiếu, tình bằng hữu... Do đó, cách sống, cách nghĩ của các bạn trẻ phần nào biểu hiện hệ quả của lối sống xã hội", ông Bình buồn bã nói.
Giáo dục Việt Nam