Nhiều cô bé tại nhiều quốc gia đang phát triễn đã bị cắt ngắn tuổi thơ vốn ít ỏi của mình để kết hôn khi thậm chí còn chưa đến tuổi dậy thì. Theo thống kê, cứ 5 thiếu nữ trong độ tuổi 15 -19 thì đã có 1 người kết hôn. Các em bị gả đến nhà chồng vì thiếu nợ, hoặc trở thành 'vật' sở hữu, bị lạm dụng, hành hạ bởi người chồng.
Những cô dâu trẻ con phải đối mặt với nguy cơ cao bị mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu và rỗi loạn tinh thần.Họ cũng dễ bị tử vong khi thực hiện việc sinh để trong độ tuổi còn quá trẻ. Tục "tảo hôn" đã bị cấm tại nhiều nước, nhưng tạo những vùng nông thôn xa xôi, những đám cưới này vẫ được tiếp tục, đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á, Trung Đô và châu Phi.
Muhammad, 30 tuổi, sống ở Yemen và người vợ thứ 3 mới chỉ chưa đến 13 tuổi của mình. Cô dâu trong bức hình tên là Aisha, em bị gả đến nhà chồng và phải thực hiện nghĩa vụ của người vợ khi chỉ mới 6 tuổi.
Khi lên 9 tuổi Nujood Ali cưới một người đàn đông 30 tuổi. Sau nhiều tháng bị đánh đập và hãm hiếp, Ali đã bỏ trốn. Người vợ thứ hai cả cha em đã đưa tiền để cô bé bắt một chiếc taxi tiến đến toà án. Ali bước vào toà và tuyên bố rằng cô bé muốn li hôn.Một luật sư đã giúp em dành chiến thắng. Hồi ký của cô bé đã gây xúc động trên toàn thế giới, trong đó có viết: "Tôi là Nujood, 10 tuổi và tôi đã ly hôn".
Những cô bé bị cướng ép lấy chồng sớm gần như không được hưởng nhiều quyền lợi từ cuộc hôn nhân của mình, họ không được đi học, không thể kiểm soát số lượng và khoảng cách giữa các lần sinh nở, và dễ dàng gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ.
Ở Tanzania có một tục lệ gọi là Nyumba, theo đó, những người phụ nữ giàu có được quyền mua một cô gái trẻ để trở thành vợ của mình sau đó chọn một người đàn ông và biến những cô gái đó thành cỗ máy sinh đẻ. Tất cả các em bé sinh ra đều thuộc quyền sở hữu của người phụ nữ giàu có.
Một cô dâu trẻ con ở Ấn Độ với ánh mắt ngây thơ trong ngày cưới. Tại Ấn Độ, có đến 47% phụ nữ kết hôn trước khi bước sang tuổi 18. Mặc dù đây không phải là tỉ lệ cao nhất nhưng lại là đất nước có số lượng cô “ tảo hôn” nhiều nhất trên thế giới.
Sau nửa đêm, cô bé Rajani 5 tuổi bị đánh thức và được chú của mình bế đến hôn lễ, Tảo hôn bị cấm ở Ấn Độ, vì vậy các lễ cưới thường tổ chức vào lúc sáng sớm và dân làng hoàn toàn giữ kín chuyện này.
Cô bé Rajani đang ngôi cạnh chú rể của mình trong ngày cưới, cả hai sẽ sống với bố mẹ của mình cho đến khi bước sang tuổi 15, sau đó cô dây sẽ chuyển đến ở hẳn với gia đình chú rể.
Các cậu bé cũng bị kéo vào tục “tảo hôn” nhưng số lượng ít hơn các bé gái. Trên thế giới có 720 triệu cô bé bị bắt kết hôn sớm trong khi đó nam giới là 156 triệu người.
Bangladesh là quốc gia cố tỉ lệ tảo hôn cao nhất thế giới. Chỉ có 29,3% phụ nữ nước này biết đọc, biết viết. Nếu như họ được cho phép rồi nhà để đến bãi rác làm việc, họ cũng chỉ được trả mức lương vô cùng bèo bọt.
Cô dâu 16 tuổi Surita ở Nepal đang gào khóc khi bị đưa đến nhà chồng.
Một cảnh sát bắt giữ người đàn ông được tố cáo là đã hành hạ dã man người vợ 15 tuổi của mình. Khi được hỏi về việc người đàn ông này sẽ bị xử lý như thế nào, cảnh sát chia sẻ, anh ta không bị xử lý gì hết “Đàn ông là vua ở đây”.
Một đám cưới ở Afghanistan với chú rể Faiz Mohammed, 40 tuổi và người vợ 11 tuổi của mình.
Một nhóm các cô dâu trẻ trong một ngôi làng ở phía Tây Yemen, tất cả đều yên lặng và ngượng ngập. Phần lớn trong số họ kết hôn trong độ tuổi 14-16, và không bao giờ được đến trường, các cô gái vẫn hy vọng về một ngày nào đó được đi học.
Depplus.vn/MASK