“- Má! Má lên đây làm gì? Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nãy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.
- Má nghỉ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp.
- Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này….
- …
- Thì má còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má…
- Thôi… thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…! Nói rồi cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường… Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: Sinh viên Phạm Thị P là một trong những sinh viên xuất sắc của trường.”
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Bức xúc trước hành động của cô sinh viên xuất sắc, bạn Ngọc Bi đặt ra câu hỏi: “Sao lại đối xử với mẹ mình như thế? Nếu không có người mẹ còm cõi, chịu hy sinh vì con mà chẳng nghĩ chút gì cho mình, liệu chị ấy có đươc đi học, làm cử nhân, làm sinh viên xuất sắc không?”
Một thành viên khác cho hay: “Xuất sắc nhất, học giỏi và có tri thức là những cụm từ không đồng nghĩa với tình yêu thương và sự biết trân trọng những gì mình đang có. Không có người mẹ "nhếch nhác", quê mùa đó thử hỏi bạn có thành công được như vậy không? Chỉ vì một chút sĩ diện với bạn bè mà gây bao tổn thương cho người đã nuôi nấng và dành cả cuộc đời cho mình. Liệu có đáng không?”
Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ bức xúc trước hành động của cô cử nhân trẻ
với người mẹ nghèo.
Bạn Muỗn Lê chia sẻ ý kiến cho rằng: “Điều này tồn tại rất nhiều trong lòng các bạn trẻ. Con người ta đôi khi vẫn thế, chưa thể trân trọng những gì mình đang có và chưa biết giá trị của cuộc sống nên mới nghĩ thế này. Ôi đau lòng”.
Trong hàng trăm những ý kiếm chia sẻ, rất nhiều trong số đó đều cho rằng đó là người “Có tài mà không có đức”, “Tài tỷ lệ nghịch với đức”, hay “Học càng cao, nhân cách càng thấp”…
Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ được đăng tải trên một trang facebook cá nhân, nhưng nó đã phơi bày nhiều khía cạnh nhức nhối trong xã hội nay. Cách sống hời hợt, trọng hình thức, tiếng tăm mà quên đi công lao sinh thành, nuôi dưỡng của những người cha, người mẹ. Câu chuyện một lần nữa đánh lên hồi chuông báo động, cảnh tỉnh lương tri con người.
Giáo dục Việt Nam