Lúc đó, bạn cần vận dụng những bí quyết sau để đẩy lùi áp lực:
- Bảo đảm quyền lợi
Kinh tế khó khăn khiến nhiều công ty phải áp dụng chính sách thêm việc mà không thêm lương. Mỗi nhân viên phải nhận thêm những phần việc nhiều khi chẳng liên quan đến chuyên môn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi chấp nhận điều này, bạn cần yêu cầu một sự rõ ràng trong công viêc bởi làm việc đúng vị trí và chuyên môn còn hơn được tiếng chăm chỉ vì ôm đồm nhiều thứ. Nếu không muốn trở thành trung tâm của sự chú ý, bạn nên đánh giá và so sánh công việc của mình với các đồng nghiệp để có sự xác định quyền lợi đi kèm đúng mức. Việc bảo đảm quyền lợi cho bản thân cũng là cách giúp bạn đứng vững trước những khó khăn.
Ảnh minh họa
- Nói rõ ý định
Thay vì than phiền hay ngồi một chỗ mà ấm ức, bạn nên sắp xếp một cuộc họp để đưa ra mục đích một cách cụ thể nhưng nhớ là nói một cách thật tế nhị. Sếp thường thích sự đơn giản nhưng không phải sỗ sàng. Chẳng hạn, có thể bắt đầu như thế này: “tôi đang xem xét khối lượng công việc của mình, nhưng tôi cũng muốn khẳng định rằng mục tiêu của tôi chính là đem lại thành công cho công ty ở vị trí tôi đảm nhận. Vì thế, nếu như một vài thay đổi đe dọa đến mục tiêu chung, tôi không mong điều đó xảy ra”. Sau đó, bạn nên trình bày cụ thể việc nào có thể đảm nhận thêm và việc gì bạn từ chối.
- Nói có sách mách có chứng
Đừng bắt đầu một cách võ đoán và đưa ra những kết luận vội vàng bởi chúng dễ khiến người nghe hình thành nên tâm lí phản đối. Bạn nên cố gắng nói chuyện với tinh thần cầu thị, làm sao cho người nghe có cảm giác bạn đang đưa ra một sự việc hoàn toàn khách quan. Một ví dụ cụ thể “có những người đảm nhiệm những công việc khác được thưởng rất hậu hĩnh” có thể tạo không khí gần gũi và giúp bạn đề cập được vấn đề một cách tế nhị mà nhanh gọn.
- Biết rõ trở ngại
Hãy nắm rõ thời hạn công việc được giao, hiểu những khó khăn đang chờ khi bạn kiêm thêm việc. Đừng để lịch làm việc của bạn bị chồng chéo, đặc biệt phải giữ sự cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp bởi những vướng mắc, chồng chéo sẽ khiến bạn khó xử và căng thẳng hơn.
- Luôn có giải pháp.
Đừng bao giờ phàn nàn mà quên đề ra giải pháp, các khuyên nghị để thay đổi, làm việc tốt hơn. Nếu như bạn chỉ biết kiến nghị, những người chủ có thể vẫn sẽ giải quyết cho bạn, tuy nhiên ấn tượng cũng như mối quan hệ của bạn sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, khi đưa ra vấn đề, bạn nên suy nghĩ sẵn hướng giải quyết.
Chẳng hạn, bạn muốn nói với sếp rằng bạn quá nhiều việc, không thể đảm nhận hết mọi việc được giao. Thế thì, ngoài việc trình bày về vấn đề quá tải, bạn hãy vạch ra hướng khắc phục cụ thể, như chia sẻ công việc cho ai, trách nhiệm giám sát của bạn đến đâu, cần người hỗ trợ như thế nào… Sự rõ ràng dễ khiến sếp chấp nhận hơn.
- Đối thoại trực tiếp
Cuối cùng, bạn hãy lắng nghe quan điểm của ông chủ hay đồng nghiệp mình thông qua đối thoại trực tiếp. Đây là lúc mọi vấn đề được tháo gỡ, mọi người sẽ thay đổi nếu như bạn đúng và có thái độ hợp tác.
Infonet