Cảnh Thăng Long mở hội thái bình trong phim Tây Sơn hào kiệt, vì được quay tại khu du lịch Đại Nam quốc tự (Bình Dương) nên người xem dễ dàng nhìn thấy những chi tiết mái bêtông và đèn đá kiểu Nhật. Mặc dù diễn viên quần chúng mặc áo tứ thân, khăn vành dây Bắc bộ nhưng cảnh phim vẫn mang không khí gượng gạo của một không gian kiến trúc thô kệch, khó thuyết phục đó là thời xưa. Ống kính hồn nhiên thu vào những chi tiết khu giải trí dùng làm hoàng thành Lê triều, ximăng, gạch thẻ
Quân lính Tây Sơn mặc đồng phục trong phim Tây Sơn hào kiệt.
Các cảnh quay tại Tây Sơn, quân lính của Nguyễn Huệ mặc áo quần nâu sồng, đầu cũng quấn khăn nâu. Tuy nhiên trong lịch sử, quân Tây Sơn lúc mới dấy binh hầu hết là nông dân, Kinh có, Ba Na có. Hoàng Lê Nhất Thống Chí gọi họ là Xích Mao, từ dưới đất đội lên, từ trên trời rơi xuống nên không thể có đồng phục.
Công chúa Ngọc Hân (Thùy Lâm đóng) bên cành hoa giả.
Một chi tiết khiến khán giả khó chịu là việc mang hoa đào về cho công chúa Ngọc Hân nhưng nhìn bằng mắt thường người xem có thể nhận ra đó là những cành đào bằng nhựa.
Tuy nhiên, điều khiến người xem buồn cười nhất là cây cột điện cao thế sừng sững ở dãy núi đằng hậu cảnh Quang Trung chia tay Ngọc Hân. Đây là chi tiết từng gây ra nhiều tranh cãi khi bộ phim công chiếu. Cảnh Quang Trung chia tay Ngọc Hân.
Cảnh Quang Trung chia tay Ngọc Hân.
Trong bộ phim bom tấn 3D Mỹ nhân kế, 4 kỹ nữ sống ở một hòn đảo khá tách biệt, để đi đến được đó cần phải dùng thuyền nhưng người ngoài vẫn dễ dàng đến một cách tấp nập. Bối cảnh Đường Sơn quán của các mỹ nhân được dựng tại khu resort nên không có được vẻ hoang sơ của vùng núi non hiểm trở, mà hiện ra trước mắt khán giả là một khu nghỉ dưỡng du lịch có bàn tay con người.Những thỏi vàng trong phim không hề có "trọng lượng" nên các mỹ cầm lên, ném sang cho nhau nhẹ tựa lông hồng. Trong cảnh bữa ăn quây quần của 5 mỹ nữ với chàng chăn dê Phan Linh, mâm cỗ, giá nến, cách cụng ly hay tư thế say rượu lộ hẳn bàn tay sắp xếp của đạo diễn.
Một cánh đánh nhau trong phim Mỹ nhân kế.
Ở những cảnh đánh nhau trong Mỹ nhân kế, người xem dễ dàng nhận thấy một sự sắp đặt hớ hênh khi các tên sát thủ, binh lính khi đánh nhau với các người đẹp luôn phải chờ, nhóm này bị các mỹ nhân giết xong rồi nhóm khác mới được xông lên.
Khát vọng Thăng Long được đánh giá cao từ giới phê bình, từng được đề cử tham gia tranh giải Oscar nhưng với công chúng, phim lại có những sai sót không đáng có. Xuất hiện 4 lần từ khi Lý Công Uẩn còn là một cậu bé cưỡi trâu cho đến lúc trưởng thành, rời chốn cửa Phật đến cung vua nhưng nhân vật quốc sư không già đi chút nào.
Hoàng hậu Nghi Lan do Ngô Mỹ Uyên đóng có bí quyết nên mấy chục năm
mái tóc vẫn đen nhánh.
Khâu hoá trang tiếp tục mắc lỗi với vai Hoàng hậu Nghi Lan do Ngô Mỹ Uyên thể hiện. Trong cảnh sinh nở, bà có mái tóc dài đen mượt mà. Nhiều năm sau, đến cảnh vua Lê Đại Hành làm lễ Tịch Điền (lúc này đức vua được hoá trang già đi, dáng người ốm yếu hơn) thì Hoàng hậu vẫn cứ ngời ngời nhan sắc, mái tóc vẫn cứ đen nhanh nhánh.
Khán giả trân trọng tấm lòng và tâm huyết của cố đạo diễn trẻ Đỗ Quang Hải Âu dành cho bộ phim thần thoại Cuộc chiến với chằn tinh, nhưng những sáng tạo "trật trìa" đã khiến cho tác phẩm không hoàn chỉnh. Việc cho Thạch Sanh xuất hiện từ hòn đá khiến người xem liên tưởng ngay đến Tôn Ngộ Không trong bộ phim Tây du ký, còn hình ảnh voi chín ngà lại là biểu tượng khó quên trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
Phần tạo hình trong Cuộc chiến với chằn tinh là ý tưởng táo bạo, song đáng tiếc lại "vô duyên". Diễn viên trẻ Ngọc Hiếu có hình thể đẹp nhưng lại được "bảo bọc kỹ lưỡng" bằng bộ trang phục chẳng khác gì chiếc tạp dề, che mất thân hình rắn rỏi và săn chắc, vốn là nét điển hình của Thạch Sanh. Chưa hết, khuôn mặt góc cạnh nam tính của chàng diễn viên bị biến dạng với vài lọn tóc lòa xòa. Sánh vai cùng Thạch Sanh - Ngọc Hiếu là Dương Cẩm Linh vai công chúa Quỳnh Nga với trang phục lạc lõng, hở hang quá mức ở phần đầu nhưng lại thướt tha kín mít phần cuối phim.
Thạch Sanh sinh ra từ hồn đá giống Tôn Ngộ Không.
Chằn tinh được ví như tảng đá di động.
Không phủ nhận Cuộc chiến với chằn tinh là một nỗ lực của các nhà làm phim trẻ khi ứng dụng công nghệ 3D. Thế nhưng người xem sẽ khó lòng thỏa mãn với hình ảnh chằn tinh được tạo nên không khác nhiều với một tảng đá di động. Nhiều khán giả cho rằng tạo hình này giống với quái vật Godzilla từ năm 1954. Di chuyển chậm, với các đường nét thô, cứng đơ, chằn tinh trong phim mang lại cảm giác ngờ nghệch, ngô nghê hơn là một con ác thú hung bạo, nguy hiểm khiến ai cũng phải khiếp sợ. Cảnh chiến đấu của binh lính với chằn tinh là phần ảo nhất trong phim khi khói lửa phun ra giật cục, ngọn lửa nhìn rõ là hàng giả, cảnh con chằn tinh ném binh lính vun vút tựa như các hình ảnh trong game online.
Theo Zing.vn