Đêm trao giải Oscar đang đến gần, vì vậy có lẽ đây dường như là thời điểm hoàn hảo để điểm lại những dấu ấn Oscar trong lịch sử, những thành công vang dội và thậm chí cả những sai lầm khủng khiếp. Giải thưởng được vinh danh bởi Viện hàn lâm điện ảnh và khoa học là một mảnh đất màu mỡ cho những quyết định gây tranh cãi. Trong một vài lễ trao giải, những người chiến thắng trở thành minh chứng của sự bất công.
Mọi người cần phải biết rằng, đôi khi quyết định của những người có thẩm quyền không đến bởi bản thân tác phẩm và tài năng của diễn viên thể hiện mà do những diễn biến chính trị phức tạp đằng sau hậu trường chi phối – một thực tế không may của Oscar.
Chúng ta có thể điểm danh một vài những sai lầm “ngớ ngẩn” nổi tiếng của Oscar những năm qua trong danh sách dưới đây.
10. Gwyneth Paltrol cướp danh hiệu “nữ hoàng” năm 1998
Mặc dù vai diễn Viola de Lesseps của Gwyneth Paltrol trong “Shakespeare in Love” cùng bộ phim đã được hết lời ca ngợi tại Oscar 1008, tuy nhiên chiến thắng của Gwyneth Paltrol chưa đủ sức thuyết phục với người hâm mộ. Đặc biệt là trong khi Cate Blanchett đã quá thành công với vai diễn Elizabeth trong tác phẩm cùng tên của Shekar Kapur.
Người ta gọi vai diễn nữ hoàng Elizabeth của Cate là người đàn bà trẻ tuổi quyến rũ và quyền lực nhất trong lịch sử nước Anh. Mặc dù với “Blue Jasmine” năm nay, Cate chiếm đến 90% cơ hội chiến thắng, nhưng kỉ niệm năm 1998 khi để lọt tượng vàng vào tay Gwyneth vẫn là một sự việc đáng buồn và đáng tiếc mỗi khi nhắc lại.
9. Judy Holliday thắng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (1950)
Cuộc chạy đua với tượng vàng Oscar luôn diễn ra khốc liệt và đôi khi những chiến thắng trong thực tế lại chẳng hề ăn nhập gì với chiến thắng trên sân khấu. Judy Holiday đã có một vai diễn tốt trong bộ phim hài “Born Yesterday” của đạo diễn George Cukor. Nhưng điều đáng nói là cô đã đánh bại 2 diễn viên và vai diễn xuất sắc nhất mọi thời đại của họ: Bette Davis trong ‘All about Steve” và Gloria Swanson trong “Sunset Boulevard”.
Đây gần như chắc chắn là sự thiếu công bằng trong bình chọn và trong khi người hâm mộ của Holiday tích cực đưa cô lên ngôi vị cao nhất thì Davis và Swanson lại chẳng thể quyết định được gì. Kết quả, đó là một trong những chiến thắng đáng xấu hổ nhất mà Học viện điện ảnh khoa học đã vinh danh.
8. “Shakespeare In Love” “đánh úp” siêu phẩm của Spielberg (1998)
Anh em nhà Weinstein đến nay vẫn còn để lại tiếng xấu về chiến dịch tranh cử năm xưa. “Shakespeare in love” là một bộ phim tốt, nhưng so với 5 đề cử cùng hạng mục năm 1998 thì nó lại là tác phẩm “kém hay” nhất.
Bộ phim được yêu thích tại năm đó thực ra là tác phẩm kinh điển về thế chiến 2 “Saving Private Ryan” của Steven Spielberg. Nhưng người ta cũng quên rằng, năm đó, 2 tác phẩm khác cũng với đề tài thế chiến 2 rất xuất sắc đó là những góc máy đẹp và ám ảnh trong “The Thin Red Line” của Terrence Malick và câu chuyện cảm động trong “Life is Beautiful” của Roberto Beningi. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm gắn với sự thành công của Cate Blanchett “Elizabeth” – một bộ phim hay theo đúng nghĩa của nó.
Bất kể bộ phim nào trong số 4 tác phẩm trên được vinh danh đều xứng đáng, và hầu hết mọi người đều thấy rằng “Shakespeare in love” là một lựa chọn tẻ nhạt.
7. Art Carney thắng nam diễn viên chính xuất sắc nhất (1974)
Một tình huống tương tự như Holliday, Davis, Swanson và cuộc chiến Nữ chính xuất sắc nhất năm 1950. Trong trường hợp này, Art Carney thắng với “Harry và Tonto” trước sự ngỡ ngàng của người hâm mộ.
Cùng được đề cử năm 1974 là Al Pacino với vai diễn Michael Corleone trong “The Godfather 2” – bộ phim đã thắng ở hạng mục phim điện ảnh xuất sắc nhất, và Jack Nicholson với vai diễn Jake Gittes trong bộ phim của đạo diễn Roman Polanski “Chinatown”. Sức hấp dẫn của cả 2 diêu phẩm này và các nhân vật trong bộ phim có một tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng tới tận ngày nay.
6. “How Green Was My Valley” thắng Phim xuất sắc nhất (1941)
Trở lại thời điểm năm 1041, Orson Welles đã làm một bộ phim mà nhiều người đã phải nhận xét rằng đó là siêu phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại – “Citizen Kane”. Đạo diễn John Huston” với bộ phim đầu tay “The Maltese Falcon” cũng được vinh danh là huyền thoại điện ảnh. Nhưng điều kì lạ là không ai trong số 2 tên tuổi kia được xướng lên trong đêm trao giải, mà thay vào đó là sự tỏa sáng của John Ford.
Sự bất ngờ này có một chút dễ dàng tha thứ bởi “Citizen Kane” đến ngày nay vẫn khiến người xem choáng ngợp về sức mạnh khoa học, công nghệ trong đó, còn “The Maltese Falcon” là bộ phim đầu tay của John Huston nên các cử tri mong chờ được trả tiền trước khi phim nhận thưởng.
5. Kevin Costner là đạo diễn xuất sắc nhất (1990)
Một sự thật đáng buồn của Oscar đó là Kevin Costner vượt mặt Martin Scorsese để đoạt Oscar năm 1990. Costner đã đánh bại Scorsese với tác phẩm “Dances with Wolves”, còn Scorsese dĩ nhiên được đề cử với bộ phim “Goodfellas” của mình. Trên thực tế, Martin đã mát 16 năm để chứng minh mình là người xứng đáng với tượng vàng cho đến khi Viện Hàn lâm điện ảnhkhoa học chịu vinh danh ông năm 2006 với “The Departed”.
Dường như việc “ú tim” người hâm mộ đã trở thành trò tiêu khiển của Viện hàn lâm điện ảnh khoa học, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng 1990 ắt hẳn là năm của Scorsese, nhưng sự thật lại đi lệch dự đoán. “Dances with Wolves” lãng mạn sâu sắc đã gây được tiếng vang nhiều hơn so với “Goodfellas” quyến rũ, gai góc. Kết quả là Scorsese trượt cả 2 giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim xuất sắc nhất.
4. John Williams trượt giải “nhạc phim xuất sắc” nhất 3 năm liên tiếp (1978, 1980, và 1981)
John Williams, vị nhạc trưởng đáng kính của những bản nhạc phim đình đám. Ông đã mang về chiến thắng thứ 3 trong sự nghiệp của mình năm 1977 với “Star Wars”. Trước đó, ông cũng từng được vinh danh khi viết nhạc cho “Jaws and Fiddler on the Roof”. Nhưng điều bất ngờ mà Viện hàn lâm đem lại trong 3 năm liên tiếp sau chiến thắng năm 1977 đến nay vẫn còn là cú sốc với người hâm mộ. 3 lần viết nhạc phim cho “Midnight Express”, “Fame” và “Chariots of Fire”, Williams đều thất bại trước Oscar.
Có vẻ như nhận ra những sai lầm của mình, Viện hàn lâm lại tiếp tục trao giải Oscar thứ 4 cho Williams năm 1982 với cống hiến những sáng tác trong “E.T. the Extra-Terrestrial”. Một siêu phẩm mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua.
3. “Ordinary People” đánh bại “Raging Bull” (1980)
Chúng ta có thể hoàn toàn làm một danh sách riêng biệt thống kê bao nhiêu lần Oscar bị tuột khỏi tay Martin Scorsese. Trong trường hợp năm 1980, Robert Redford đã đánh bại Matty để trở thành đạo diễn xuất sắc nhất. “Ordinary Peple” bằng một cách nào đó đã chiếm được cảm tình của cử tri, mặc dù trên thực tế khán giả vẫn tôn vinh bộ phim “Raging Bull” của Scorsese là phim hay nhất.
Có lẽ Viện hàn lâm điện ảnh, khoa học đã rất cảm kích trước sự thay đổi tài tình của Redford, từ một diễn viên nay ngồi vào ghế đạo diễn. Tuy nhiên, đó không thể là lời biện minh cho kết quả này. “Raging Bull” là một bộ phim đáng kinh ngạc, điều đó không thể chối cãi. Dù “Ordinary People” được đánh giá là một chiến thắng bất ngờ đi chăng nữa, nó vẫn là một sai lầm đáng kể trong lịch sử của giải thưởng uy tín này.
2. Alfred Hitchcock chưa bao giờ thắng Oscar trong đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất
Alfred Hitchcock được đánh giá là một trong những đạo diễn xuất sắc nhất mọi thời đại, nhưng Viện hàn lâm điện ảnh, khoa học lại chưa bao giờ thấy ông đủ xứng đáng cho giải Oscar. Trong thực tế, ông chỉ được đề cử 5 lần cho “Rebecca”, “Lifeboat”, “Spellbound”, “Rear Window”, và “Psycho”. Bên cạnh đó, những siêu phẩm kinh điển như “The 39 Steps”, “Notorious”, “Rope”, “Strangers on a Train”, “Dial M for Murder”, “The Birds”, và kì quặc hơn cả là “ Vertigo” đều không được đề cử.
Một khối lượng lớn thành tựu của Hitchcock không được công nhận là một sự ngạc nhiên và bất mãn cho bất kì ai. Để làm cho sự việc trở nên phức tạp hơn, Oscar đã trao một giải thưởng danh dự cho Hitchcock vào năm 1968, nhưng điều này chỉ càng làm phóng đại nhiều lỗi lầm trước đây của họ.
1. “Rocky” thắng Phim xuất sắc nhất (1976)
Đây có lẽ là quyết định tồi tệ nhất của Oscar từ trước đến nay. Người hâm mộ thực sự không hiểu các cử tri đã suy nghĩ thế nào trong năm nay khi bỏ qua 3 tác phẩm kinh điển xứng đáng được giải là “Taxi Driver” của Martin Scorsese, lời tiên tri “Network” của Sidney và All the President’s Men của Alan J. Pakula.
Kết quả không may này thực sự là một điều xấu hổ vì bất cứ cái tên nào trong 3 bộ phim trên đều xứng đáng bổ sung mình vào danh sách lịch sử của người chiến thắng.
Depplus.vn