Sở dĩ món cá kho mang tên “Cá kho làng Vũ Đại” là bởi, nơi đây cũng chính là làng Đại Hoàng, nơi sinh của nhà văn Nam Cao và cũng là quê hương của Chí Phèo – Thị Nở.
Không giống như món cá kho niêu ở những vùng khác, cá kho niêu đất ở "làng Vũ Đại" đã xây dựng được thương hiệu từ hàng trăm năm nay. Bởi cách kho cổ truyền độc đáo khiến món cá nơi đây có vị thơm ngon đặc trưng mà không nơi nào có được.
Có được niêu cá kho ngon, vị đặc trưng các nghệ nhân làng Vũ Đại rất kỳ công
từ công đoạn chuẩn bị và nguyên liệu mà ít tai biết được
Nguyên liệu chủ yếu đó là cá trắm đen kho liên tục trong niêu đất khoảng 16 tiếng. Khi thịt cá "đủ độ chín", ăn thấy mềm, xương tan, không phải bỏ đi bất cứ thứ gì. Một phần làm nên mùi vị đặc trưng của cá kho niêu đất Vũ Đại đó là nhiên liệu dùng để đun phải là củi nhãn và vỏ trấu. Chính những “bí quyết” nho nhỏ này đã góp phần làm nên sự tuyệt vời của món cá kho niêu này.
Vì sự hấp dẫn độc đáo ấy mà món cá kho này có giá tiền cũng khá “mắc”. Ông Trần Bá Sản, chủ cơ sở sản xuất ở làng Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam cho biết: Dịp Tết năm nay cơ sở ông cung cấp cho thị trường khoảng 4000 niêu cá. Cơ sở sản xuất phải thuê khoảng 15 – 20 người làm. Mỗi niêu cá kho này có giá giao động từ 600 nghìn cho đến 2 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng cá.
Cá để kho cũng phải được chọn lựa một cách kĩ càng. Cá trắm đen phải có
trọng lượng từ 3 – 5 kg, thời gian nuôi ăn ốc phải từ 3 năm trở lên.
Cá phải thon dài, bụng bé.
Những miếng cá tươi ngon được làm sạch, bỏ đầu và đuôi, chỉ lấy khúc giữa, cắt thành
từng khúc vừa ăn. Gia vị để làm món cá kho cũng rất cầu kì, phải có gừng, riềng
tiêu ớt, mắm muối, sườn lợn hoặc nước cốt sườn lợn, nước cốt chua…
và một số gia vị cổ truyền.
Người làm phải giữ vệ sinh, sạch sẽ trước khi cho cá, các loại gia vị tẩm ướp.
Niêu đất sau khi rửa sạch phải lót ở bên dưới một lớp giềng lát để cá
không bị cháy khi kho.
Sau đó cho thêm mắm muối gia vị, thêm vào nước dừa và chút thịt mỡ để có
món cá kho béo ngậy. Đặc biệt là phải có nước chua, người dân nơi đây
thường sử dụng nước chanh cho thơm.
Trên cùng lại là lớp riềng, gừng, ớt, hành khô giã nhỏ.
Vì khách hàng hay gọi điện đặt vào buổi chiều nên cá thường được kho
bắt đầu vào chập tối.
Cá kho bằng củi nhãn, vì theo người dân ở làng, nồi đất kho bằng củi nhãn
sẽ làm mất mùi đất nung và làm cho món cá có hương thơm hấp dẫn hơn
đồng thời hương vị cũng giữ được lâu hơn.
Trong quá trình kho cần phải ủ trấu để giữ nhiệt cho nồi luôn trong trạng thái
sôi lục bục.
Để đun cá được trong niêu đất, người làm phải tôi niêu bằng nước khoảng 4h
để niêu không bị vỡ trong suốt quá trình kho gần 20h và cũng để cho gia vị
ngấm vào cá chứ không bị ngấm vào niêu.
Trong quá trình kho, khi thấy niêu nào cạn nước, cần hòa nước dùng ( kẹo đắng )
vào nước cốt chanh, nước cốt của và một số gia vị cổ truyền khác có pha thêm
chút nước để thường xuyên tra vào giúp cá không bị cháy, phải để cho
nồi cá sôi sùng sục trong suốt 16 – 20 tiếng đồng hồ.
Phải luôn có người túc trực trong suốt quá trình kho bởi nếu sai quy trình một chút
là sẽ làm hỏng nồi cá.
Cá kho tới tầm thì thịt phải săn chắc lại, xương mềm, xốp, mùi hương tỏa lên
cần phải có mùi thơm kết hợp của gừng + hành + cá và các loại gia vị khác
đặc biệt không còn ngửi thấy mùi tanh. Cá đun xong phải để thật nguội
rồi mới thưởng thức.
Theo Danviet.vn