Không cầu kì và sang trọng như bánh tôm Hồ Tây, bánh rán thường có giá tiền rẻ hơn và thuộc hàng bình dân giữa đời thường. Thế nhưng việc làm bánh rán cũng không phải đơn giản mà phải có kĩ thuật tốt mới có thể có được những chiếc bánh nở căng tròn, mỏng tang và giòn rụm.
Các bước làm bánh rán.
Không ít người cho rằng, muốn bánh rán căn tròn thì cần ngâm gạo lâu, tới mức lên mùi chua hoặc để bánh có độ nở thì cần phải có bột mì, bột nở. Tuy nhiên, khi bánh đã nở được thì chưa chắc banh đã giòn, thơm ngon.
Thông thường, bên trong chiếc bánh rán là lớp nhân mặn ngọt tùy ý người làm. Bẻ đôi chiếc bánh, thực khách sẽ được thấy mùi thơm ngậy của thịt, của nấm hương, mộc nhĩ hoặc mùi thơm của đỗ xanh... Miếng bánh rán ăn kèm với thứ nước chấm hỗn hợp của các gia vị hoặc tương cà chua, tương ớt… sẽ là những hương vị khó phai, nhất là trong tiết trời mùa thu se lạnh.
Bánh rán chỉ ngon khi các nguyên liệu sạch sẽ, an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Để có được mẻ bánh rán đãi khách hoặc đãi gia đình, các bà nội trợ tay nghề còn non cần lưau ý như sau:
Nguyên liệu:
Lấy 400 g gạo nếp đem ngân trong nước lã khoảng 2g. Sau khi vớt ra để ráo nước rồi đem xay ướt. Cho bột ướt đã xay vào túi vải treo lên cho ráo nước.
Phần nhân bánh cần chuẩn bị: Thịt lợn xay 200g, miến và mộc nhĩ mỗi thứ 100g, ngâm cho nở mền rồi rửa sạch, thái nhỏ. 100g cà rốt bào sợi, thái nhỏ. 50 g hành khô.
Cùng với những bước chuẩn bị như nói trên, nước chấm bánh rán có vai trò quan trọng trong việc thực khách khen hoặc chê miếng bánh của bạn. Có thể độ giòn, độ thơm ngon của chiếc bánh chưa tới nhưng nước chấm ổn sẽ giúp cho mùi vị của miếng bánh rán thăng hoa hơn.
Chính vì thế, việc pha chế nước chấm bánh rán cần phải lưu tâm và pha chế như sau: Nước mắn ngon 100ml, 1 quả ớt tươi giã nhỏ, 1/4 quả đu đủ xanh, 1/4 củ cà rốt, hành tỏi khô, hạt tiêu xay nhỏ.
Tuy đơn giản, dễ làm nhưng cũng mất khá nhiều thời gian khi làm bánh rán.
(Ảnh minh họa)
Cách làm:
Bước 1:
Khi bắt tay vào thực hiện các thao tác chế biến, cần phải kiểm tra bột làm bánh. Hãy dùng tay ấn vào bột, thấy bột lún mà không dính tay, điều đó có nghĩa là bột làm bánh đã được.
Bước 2:
Hãy cho bột ra mâm và nhào kĩ sau đó lăn hình bánh mì dài. Dùng dao chia bột ra thành các phần bằng nhau với độ vừa phải và để riêng từng khúc một.
Bước 3:
Tiếp đến là đưa thịt lợn xay, miến mộc nhĩ và cà rốt thái nhỏ vào trộn đều với một ít nước mắm và hạt tiêu xay. Hành khô băm nhỏ phi thơm rồi trút phần nhân đã trộn vào giang cho chín tới. Phần nhân này cũng chia thành các phần bằng nhau.
Bước 4:
Một tay lấy phần bột đã chia đều, đưa vào giữa lòng bàn tay của tay kia, ấn dẹt trên lòng bàn tay rồi cho viên nhân vào giữa. Tiếp tới là vê cho bột bao kín phần nhân và tiếp tục vê cho bánh có hình tròn. Nếu quá trình làm cả nhân và bột đều dính vào tay, nên chấm ít dầu ăn và xoa đều tay, làm như vậy sẽ hết dính.
Hầu hết việc làm bánh rán trong các gia đình là để ăn và không bán. Tuy nhiên, nhiều người không có điều kiện để làm bánh rán nên hay mua bánh bán dạo hoặc mua ngoài chợ. Bánh rán bán dạo hoặc bán ngoài chợ, giá rẻ nhưng chất lượng nhân và vỏ bánh thường không đảm bảo. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất có thể dùng mỡ bẩn, mỡ lợn để làm bánh hoặc các điều kiện vệ sinh về trang thiết bị, vật dụng trung gian không đảm bảo… có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Bánh rán bán dạo không có cơ sở nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(Ảnh minh họa)
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn bánh rán cũng chỉ là để thưởng thức món ăn quê mùa, dân giã, không phải ăn lấy no chính vì thế, khi chế biến các bà nội trợ nên chọn những nguyên liệu sạch, thơm ngon nhất. Làm như vậy là bảo vệ sức khỏe gia đình và của chính mình.
Nên chọn dầu ăn để chế biến bánh rán. Bắc chảo lên bếp để cho chảo nóng rồi đổ dầu ăn lên. Khi dầu đã nóng kĩ, đưa từng phần bánh đã nặn kĩ vào. Ở công đoạn này nên cho nhiều dầu ăn, thậm chí là ngập hoặc nổi bánh khi thả vào chảo. Trong quá trình dầu nóng, xôi đều, cần đảo đều tay cho tới khi bánh chín vàng thì vớt ra để trên đĩa có lót giấy thấm dầu ăn. Khi vỏ bánh đã vàng đều, có thể đưa ra đĩa.
Vì sở thích của mỗi người khác nhau vì thế nhân bánh và vị của bánh có thể được làm tùy thích. Nếu ăn bánh rán mặn có thể cho tăng phần gia vị, bột canh. Còn nếu ăn bánh ngọt, dù là nhân thịt hoặc nhân đậu xanh có thể cho phần đường kèm theo. Nhiều người muốn ăn ngọt còn làm bằng cách đun chảy đường rồi cho bánh rán vào đảo đều. Sau đó đưa ra đĩa để ngội.
Cách làm dưa góp ăn kèm bánh rán:
Đu đủ xanh, cà rốt nạo vỏ rửa sạch tỉa hoa tùy thích rồi thái mỏng. Bóp qua với muối hạt rồi rửa lại bắng nước đun sôi để nguội sau đó trộn đều với dấm, đường nước mắm làm dưa góp ăn kèm.
Cách pha nước chấm:
Pha nước chấm với tỉ lệ 2 nước sôi 1 nước mắm. Cho 2 thìa cà phê đường cùng với 3 thìa dấm. Tiếp tục cho tỏi và ớt đã giã nhỏ vào hòa đều lên. Nước chấm phải hài hòa vị chua ngọt cay nổi bật mầu đỏ ớt và mầu trắng của tỏi.
Theo VietQ