Sự đối lập này được thể hiện trên nhiều bình diện. Nó tạo cho người xem những món ăn với hương vị khác nhau và sức hấp dẫn cũng rất khác biệt.
Thí sinh Giọng hát Việt là… thần tượng, thí sinh Thần tượng là…
Khi Giọng hát Việt bắt đầu hết lạ lẫm với khản giả và không còn “sốt xình xịch” như khi mới ra mắt thì cuộc thi Tìm kiếm Thần tượng âm nhạc Việt Nam bắt đầu “nóng” lên.
Ban giám khảo Vietnam Idol thường chê thí sinh
Ở Giọng hát Việt, chỉ qua 1 lần xuất hiện ở vòng Giấu mặt (cũng có thể xem là một kiểu "thử giọng") là rất nhiều thí sinh như Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn, Thái Trinh… đã trở thành “thần tượng” âm nhạc của một lượng không nhỏ khán giả trẻ. Khác hoàn toàn điều đó, con đường trở thành "thần tượng âm nhạc" của các thí sinh Idol xem ra vô cùng lắm chông gai.
Ai cũng phải thừa nhận rằng, chất lượng thí sinh của Giọng hát Việt tốt hơn Vietnam Idol nhưng độ “quái”, sự đa dạng thì thí sinh The Voice không thể so sánh với Idol được. Điều đó tạo nên một sức hấp dẫn riêng cho Vietnam Idol mà Giọng hát Việt không thể có được.
Tuy nhiên, có một điểm chung khá thú vị là thí sinh của cả hai chương trình nhập ngoại này đều rất thích hát nhạc nước ngoài. Mặc dù mật độ hát tiếng Anh không dày như Giọng hát Việt nhưng lượng bài hát tiếng Anh ở Thần tượng âm nhạc cũng ở mức độ "báo động" cho tiếng Việt.
Giám khảo thường chê, huấn luyện viên thì luôn… khen
Huấn luyện viên The voice thì luôn…khen
Đó chính là sự khá biệt lớn nhất trong đội ngũ những người cầm cân nảy mực của hai chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc này.
Ở Giọng hát Việt, có vẻ không có thí sinh kém, chỉ có những tài năng và thậm chí cả "thiên tài". Đó là cảm giác của người xem khi nghe những lời nhận xét của giám khảo về các học trò của mình. Những lời khen như: “Bản thân giọng hát của em đã tỏa sáng”; hay “Tôi thực sự “phát điên” vì giọng hát của em”; “Cám ơn các em vì phần trình diễn tuyệt vời”… xuất hiện một cách phổ biến ở tất cả các phần trình diễn của thí sinh tại Giọng hát Việt.
Đối với huấn luyện viên của The Voice, dường như không có gì cần phải chỉnh sửa, cần phải dạy vì giọng hát của thí sinh “quá tuyệt vời” và trên cả tuyệt vời. Cái thí sinh cần chỉ là phong cách trình diễn trên sân khấu.
Trong khi đó, ở Thần tượng âm nhạc, rất ít khi chúng ta được nghe những lời khen kiểu như: “Em là một tài năng thực thụ…” mà đa số là những lời “phê bình”: Em hát không đúng nhạc, bị sai, chênh…
Quốc Trung bỏ đi, Quang Dũng ngồi quay lưng lại
Nếu thí sinh Giọng hát Việt luôn được nâng lên tầm “ngôi sao” với những mỹ từ không thể tốt đẹp hơn thì Thần tượng âm nhạc lại chứng kiến những hành động nhiều lúc bị cho là thiếu tôn trọng thí sinh.
Hành động bỏ ra ngoài, quay lưng lại trong khi thí sinh “xin” hát thêm một bài với hi vọng được các giám khảo Quốc Trung và Quang Dũng khác hoàn toàn với những gì được các HLV thể hiện ở Giọng hát Việt.
Mặc dù không bấm nút chọn nhưng mỗi khi được nhận xét, các vị huấn luyện viên để tỏ ra “rất tiếc” vì đã không chọn một thí sinh nào đó bởi họ hát hay. Hoặc “Tôi cứ nghĩ anh A, chị B sẽ chọn em nên tôi không bấm nút. Xin lỗi em…”
Nếu các huấn luyện viên của Giọng hát Việt ra sức đào tạo, huấn luyện với những vị “cố vấn” gạo cội của làng nhạc Việt tại các tòa nhà sang trọng thì giám khảo Idol lặn lội về tận thâm sơn cùng cốc để “sửa sai” cho quyết định của mình...
Với những khác biệt trên thì có vẻ như Vietnam Idol không hào nhoáng nhưng lại đi vào thực chất và có chiều sâu hơn The Voice rất nhiều. Liệu rằng những ưu điểm đó có giúp Vietnam Idol trở lại bùng nổ như cách đây 2 năm khi Uyên Linh - Văn Mai Hương trở thành thỏi nam châm hút hàng chục triệu khán giả, một hiệu ứng lớn đến nỗi mà The Voice thời điểm này có lẽ vẫn chưa thể tạo ra được...
Giáo dục Việt Nam