Nguồn gốc từ Ca-ve
Nhiều người vẫn quen miệng gọi các cô gái làng chơi là “ca-ve” nhưng cũng không hiểu hai từ ca-ve bắt nguồn từ đâu, thậm chí có người còn cho rằng đàn ông, con trai từ bé ai chả thích chơi ve, bắt ve bỏ vào ca vừa chơi vừa ngắm nên gọi là ca-ve, người lại nói ca-ve là chỉ những cô gái làm việc trong các “động” Karaoke trá hình, họ vừa “ca hát” vừa “ve vãn” đàn ông nên gọi tắt là “ca-ve”. Số sính ngoại thì lại cho rằng: “Ca-ve” có gốc từ tiếng Pháp “Cavaliére” (nữ kỵ sĩ)…v.v… hoặc “ La cave” (hầm rượu) ám chỉ những cô gái phục vụ trong hầm rượu sẵn lòng ngủ với khách.
Ca-ve xưa và nay
Ca-ve là cái nghề xa xưa nhất, có từ thuở hồng hoang loài người, khi đó xuất hiện một số em ca-ve người đầy lông, đuôi dài (người vượn nữ) thường chỉ đổi tình lấy hoa quả, thịt thú rừng chứ chưa đổi tiền, đổi xe như bây giờ. Một nghiên cứu về linh trưởng phát hiện ra rằng trong những giai đoạn khó khăn về thực phẩm, tinh tinh cái vẫn dùng vốn tự có để đổi lấy thức ăn.
Ngày nay ở nhiều nước “cởi mở” trên thế giới, Ca-ve là một ngành công nghiệp, mà đã là công nghiệp thì phải gắn liền với năng suất, dịch vụ, sản phẩm trăm cái như một, sản lượng lớn, giá thành hạ. Nhưng khi tính “công nghiệp” được đẩy lên hàng đầu thì tính “nghệ thuật” giảm hẳn.
Ca-ve là những người có tài quyến rũ người khác bỏ tiền ra mua dịch vụ, có tài sáng tác ra những thiên tình sử đẫm lệ, những cảnh đời bi thương để moi tiền kẻ quân tử, chả thế người ta mới nói “ca-ve kể chuyện, con nghiện trình bày”. Ca-ve là những nhà marketing thứ thiệt!
Ở một góc độ nào đó, ca-ve là nghề mang tính nhân đạo bởi các cô gái làm nghề này đã có công trong việc chăm sóc các ông chồng bị vợ hắt hủi, bồ bỏ rơi.
Những tình huống vui
Có em ca-ve lần đầu xuất ngoại, lúc làm thủ tục hải quan khai đến phần giới tính có chữ “sex?”, nghĩ là chuyện ấy, khai “nhiều” thì ngượng, có sẵn một chút ngoại ngữ để “đi khách” Tây nên cô nhắm mắt viết rằng: “Sometimes” (thỉnh thoảng)! Lại có em ca-ve không đủ tiền thuê nhà đã thanh toán bằng cách mời chủ nhà “quan hệ” trừ dần tiền. Dân phòng, cảnh sát khu vực đi kiểm tra hộ tịch, đăng ký tạm trú tạm vắng hỏi ca-ve: “Quan hệ với chủ nhà thế nào?”. Em ca-ve thật thà lý nhí: “Dạ, 3 lần 1 tuần!”.
Tổ nghề ca-ve là ai?
Phàm thì nghề nào cũng phải có ông Tổ và được đem ra thờ cúng. Ngay cả đến nghề ăn mày đói rách còn có ông Tổ nữa là. Vậy nghề ca-ve thờ ai? Truyền thuyết kể rằng, đó là vị thần có tên Bạch Mi (thần lông mày trắng). Vào thời Xuân Thu ở nước Tề có vị tể tướng tên Quản Trọng đã bày cho Tề Hoàn Công nhiều quốc sách để làm giàu cho nước Tề, trong đó có kế lập ra hàng trăm “nữ lư” (nhà chứa) để khách mua vui và thu thuế. Về sau các Tú Bà ở chốn lầu xanh thường dựng một bàn hương án giữa nhà, có treo một tượng đồ. Tượng này vẽ một vị thần mặt đỏ, râu dài, lông mày trắng, cưỡi ngựa, cầm đao, xem na ná như hình Quan Công đời Tam Quốc, chính là hình ảnh của Quản Trọng. Vị thần này thiêng đến nỗi, mỗi khi ế khách, các em ca-ve chỉ cần lõa thể thắp hương vái thần thì khách lại đến nườm nượp.
Kết
Đại đa số các em ca-ve đều có tuổi nghề ngắn, không ngắn sao được khi phải làm nhiều ca một ngày như thế. Vì thế lúc còn xuân ai cũng phải cố kiếm một chút vốn lận lưng để “chuyển ngành”, ca-ve nào may mắn thì gặp được Từ Hải, ca-ve nào kém may thì kiếm một anh chàng nào đó cù lần một tí lấy cho có chồng. Những ca-ve tồn tại được với nghề dài dài thì hẳn phải yêu nghề lắm.
Môn nghệ thuật thứ 7 người ta cũng đưa hình ảnh các em ca-ve lên màn ảnh. Những ai đã từng xem “Người đàn bà đẹp”, “Hồi ức một Geisha” hay “Cô gái trên sông” thì thấy rằng có nhiều ca-ve đáng yêu, đáng trân trọng và đáng thương lắm!
24h