Đến các thôn xóm ở ngoại vi Nay Pyi Taw, phóng viên Việt Nam tác nghiệp SEA Games tại Myanmar được những nông dân nước này đón tiếp khá nồng hậu. Khi nhóm phóng viên thổ lộ là từ sáng đến chiều chưa kịp ăn gì vì bận tác nghiệp, họ lập tức mang ra một bát thịt trông khá giống… rựa mận Việt Nam.
Món thịt này ăn vào rất ngon và lạ miệng, đặc biệt là những miếng còn cả bì vừa dai vừa giòn. Đói nên phóng viên chỉ kịp cảm ơn rồi tập trung... ăn.
Bán chuột cống kèm rau thơm.
Đến khi “đánh chén” hết bát thịt, hỏi ra mới biết, đó là món thịt chuột đồng được nông dân Myanmar tẩm ướp gia vị địa phương rồi kho. Đó là món khoái khẩu của nông dân Myanmar.
Ở Việt Nam, thịt chuột đồng trở thành đặc sản và nổi tiếng đến mức báo chí nước ngoài đã đăng tải hẳn bài viết và một chùm ảnh hoành tráng về quy trình chế biến món ăn này.
Dưới bàn tay khéo léo của người dân Việt, thịt chuột đồng được chế biến thành nhiều món ăn tùy địa phương, phong tục và sở thích của người nội trợ. Hàng trăm món ăn thịt chuột đặc biệt về hương vị và cách thức thực hiện có thể được liệt kê: chuột xắt miếng to khìa nước dừa và sả ớt, chuột xào sả ớt, chuột ướp sả nướng, chuột nấu giả cầy...
Tại nhiều vùng trên đất nước Trung Quốc hiện nay thịt chuột được ưa chuộng. Vùng Vũ Hán các khách sạn lớn đều có bán thịt chuột với thực đơn gồm 10 món đặc sản chế biến từ 100 con chuột đồng vùng Giang Nam, trong số này món phi lê chuột.
Người Phúc Kiến đánh giá cao món lườn chuột. Tại các khu chợ khắp Quảng Tây đều có bán chuột sống, còn Quảng Đông thì có thịt chuột đóng hộp.
Tuy nhiên, trong mắt nhiều người, thịt chuột lại trở thành món ăn kinh dị, thậm chí nhiều kẻ còn 'hô biến' thịt chuột thành nhiều món đặc sản khác như bò, dê, cừu.
Tại Campuchia, nghề bắt chuột cống để bán thu hút khá đông những người nghèo khó ở đủ các độ tuổi của Phnom Penh. Một phần số chuột bắt được sẽ được làm "bò đểu xuất khẩu". Ở ngoại ô Phnom Penh, có cả một ngành công nghiệp sản xuất "bò đểu".
Sau các công đoạn phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.
Sau đó, thịt sẽ được cho vào một nồi đun nước khổng lồ. Khi thịt chín đều, người ta lấy "chuột viên" ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng.
Thịt chuột cống Campuchia vào nhà hàng VN Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.
Ở Trung Quốc, người tiêu dùng ngã ngửa khi biết nhiều loại thịt dê, thịt cừu được bày bán ở các khu chợ đã được chế biến từ... thịt chuột!
Tháng 2/2013, Công an thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô đã tấn công vào 50 ổ chế biến thịt, bắt giữ 63 nghi phạm, tịch thu hơn 10 tấn thịt giả và bẩn.
Theo tiết lộ của công an, từ năm 2009 hàng tấn thịt chuột, chồn đã được đưa từ tỉnh Sơn Đông về, được pha chế thêm chất keo gelatin, chất nhuộm đỏ cùng nhiều chất phụ gia khác để trở thành... thịt dê, thịt cừu.
Theo Baodatviet.vn