Danh mục

70% thịt không an toàn 'ngồi' trên mâm cơm người Hà Nội

Thứ năm, 12/06/2014 09:01

Theo Sở Công Thương HN, có đến 70% trong số thực phẩm trên được giết mổ tại các hộ gia đình, điểm giết mổ thủ công không đảm bảo vệ sinh ATTP, không được kiểm soát về thú y, dịch bệnh.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, ước tính nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm của Hà Nội năm 2013 là 272.000 tấn (745,2 tấn/ngày), trong đó, thịt trâu bò là 30.783 tấn (4,3 tấn/ngày), thịt lợn là 179.652 tấn (492,2 tấn/ngày), thịt gia cầm là 61.565 tấn (168,7 tấn/ngày). Nhìn từ thực tế này, có thể thấy sản phẩm chăn nuôi sản xuất đáp ứng phần lớn cho tiêu dùng của Hà Nội, trong khi việc xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. Và có đến 70% trong số thực phẩm trên được giết mổ tại các hộ gia đình, điểm giết mổ thủ công không đảm bảo vệ sinh ATTP, không được kiểm soát về thú y, dịch bệnh.

Những năm qua, Hà Nội đã xây dựng được 17 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp và bán công nghiệp, giết mổ thủ công tập trung. Theo tính toán của các ngành chức năng, số cơ sở này có thể giết mổ, cung ứng khoảng 290 tấn thịt lợn và 180 tấn thịt gia cầm/ngày cho thị trường thành phố. Song, đến nay, 17 cơ sở này thực chất mới chỉ cung ứng được 140 tấn thịt lợn và 57 tấn thịt gia cầm mỗi ngày (chiếm khoảng 30%).

Hà Nội từ lâu đã quan tâm tới việc xây dựng những cơ sở giết mổ công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm. Đặc biệt, trải qua các giai đoạn, Hà Nội có nhiều cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực. Nhưng, đến nay, bức tranh giết mổ lợn, gà trên địa bàn thành phố chỉ có sự thay đổi gần như không đáng kể.

Vệ sinh an toàn thực phẩm,Thực phẩm bẩn,Giết mổ thủ công
70% thịt gia súc, gia cầm không được kiểm soát về thú y, dịch bệnh.

Dây chuyền giết mổ công nghệ cao “đắp chiếu”

Số liệu từ Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn còn khoảng 2.500 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Dù đã nỗ lực đầu tư cho những dây chuyền giết mổ hiện đại, Hà Nội cũng mới chỉ có 17 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp, giết mổ thủ công tập trung, cung ứng được 140 tấn thịt lợn và 57 tấn thịt gia cầm mỗi ngày (chiếm khoảng 30%).

Hà Nội từ lâu đã quan tâm tới việc xây dựng những cơ sở giết mổ công nghiệp, đảm bảo ATTP, đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm. Đặc biệt, trải qua các giai đoạn, Hà Nội có nhiều cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực.

Nhưng, đến nay, bức tranh giết mổ lợn, gà trên địa bàn TP chỉ có sự thay đổi gần như không đáng kể. Và một thực tế đáng buồn là nhiều dây chuyền giết mổ hiện đại công nghệ cao chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí “đắp chiếu”, trong khi nhu cầu của người dân về thịt sạch vẫn thiếu.

Các doanh nghiệp khi được mở “cơ chế” ưu đãi cũng không thực sự mặn mà với việc đầu tư xây dựng dây chuyền giết mổ công nghiệp vì lo ngại giết mổ công nghiệp sẽ bị giết mổ nhỏ lẻ, thủ công đánh bại.

Một dẫn chứng điển hình là theo đại diện của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), khu giết mổ công nghiệp của đơn vị này ở Gia Lâm đã hoàn thiện với công suất giết mổ 2.200 con lợn/ ngày nhưng vẫn chưa hoạt động chính thức.

Vệ sinh an toàn thực phẩm,Thực phẩm bẩn,Giết mổ thủ công
Lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội chủ yếu qua giết mổ thủ công.

TP đang có 5 cơ sở giết mổ công nghiệp thì có đến 3 cơ sở tạm ngừng hoạt động, 1 cơ sở hoạt động cầm chừng và 1 cơ sở hoạt động được 23% công suất. Tại cuộc họp về quy hoạch giết mổ trên địa bàn TP Hà Nội vừa qua, bà Nguyễn Minh Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền (Thanh Oai) cho biết, cách đây 4 năm, doanh nghiệp đã bỏ ra 10 tỷ đồng để đầu tư khu giết mổ tập trung, đón 27 hộ giết mổ sau khi đóng cửa lò mổ Thịnh Liệt. Song, sau 4 năm hoạt động, cơ sở này vẫn còn trống đến 20 ô chưa có người vào.

Ngay tại quận Hà Đông, mặc dù bị cấm nhưng quanh khu vực cầu Mai Lĩnh vẫn đang tồn tại 6 hộ giết mổ thủ công gây ô nhiễm môi trường, bức xúc cho người dân đang sống xung quanh. Ngay cạnh khu đô thị Văn Quán, sát hồ Văn Quán cũng đang tồn tại một hộ giết mổ nhỏ lẻ, công suất khoảng 100 con/ngày, rất mất vệ sinh…

Theo ông Nguyễn Hữu Tùy (Ứng Hòa), Giám đốc doanh nghiệp CKNN cho biết, năm 2012 đơn vị đã được phê duyệt dự án giết mổ vịt với công suất 2.000 con/ngày, kinh phí 2 tỷ đồng. Nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Dự kiến, kinh phí đầu tư vào thời điểm này đã lên tới khoảng 4 tỷ đồng nhưng cũng chưa thể xuôi vì còn vướng ở Sở TN-MT, Sở KH-ĐT. “Trong khi thị trường Thủ đô đang bức thiết nhu cầu sản phẩm gia cầm sạch, TP đã có chủ trương, chúng tôi xây dựng kế hoạch đầu tư mà thủ tục quá rườm rà”. Ngoài ra,  các cơ sở giết mổ tập trung đã được phê duyệt còn thiếu kinh phí cho GPMB, doanh nghiệp thực hiện nguồn vốn còn hạn chế cũng dẫn đến việc các cơ sở giết mổ công nghiệp bị giết mổ thủ công “đẩy lùi”.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Việt cũng thừa nhận, công tác giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi cũng như nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Nguyên nhân chính là do quản lý lỏng lẻo. Nếu không tăng cường quản lý, người dân Thủ đô sẽ còn tiếp tục chịu cảnh ăn thịt không an toàn

Theo Nguoiduatin.vn

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 3 ngày, 18 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 4 ngày, 17 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 4 ngày, 22 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 2 ngày, 12 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 3 ngày, 10 giờ trước

Tin cùng mục

Đố bạn tìm ra trứng Phục sinh và khoai tây trong những bức ảnh này

Những hình ảnh đố vui tìm trứng Phục sinh và khoai tây là một thử thách rèn luyện độ tinh mắt.
BẠN ĐÃ BIẾT? 03.04.2016

6 nguy hiểm chết người khi tắm mà bạn nên biết

Những nguy hiểm chết người khi tắm mà bạn nên biết để có thể bảo vệ sức khỏe.
BẠN ĐÃ BIẾT? 19.09.2015

Những kỷ lục kỳ lạ về mắt người

Những kỷ lục kỳ lạ về mắt người đã được thống kê khiến bạn phải ngỡ ngàng. Sau đây là tổng hợp những kỷ lục...
BẠN ĐÃ BIẾT? 12.05.2015

Tin mới cập nhật

Tử vi ngày 24/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ nhiều cơ hội để thành công, Thân cần phải rất cẩn trọng

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 24/2/2025.
Đời sống số 4 giờ, 13 phút trước

Hai tỉnh, thành nào sở hữu cây cầu đi ngược?

Ở Việt Nam, có hai cây cầu nổi tiếng với cách tổ chức giao thông khác biệt so với phần lớn các công trình giao...
Kiến thức 5 giờ, 49 phút trước

Tiểu thư nhà Tom Cruise make-up lồng lộn, mặc đồ chất chơi khác xa con gái từng có ý định chuyển giới nhà Angelina Jolie

Đã không làm thì thôi, một khi trang điểm, Suri khiến nhiều người bất ngờ với phong cách đậm đà, có điểm nhấn.
Chuyện làng sao 5 giờ, 53 phút trước

Người đi bộ bám vào xe đang chạy bị xử phạt như thế nào?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Kiến thức 5 giờ, 17 phút trước

Tại sao người nghèo luôn coi trọng mối quan hệ họ hàng, trong khi người giàu lại coi nhẹ mối quan hệ họ hàng?

Nhìn chung, có xu hướng chia họ hàng thành hai loại, gần và xa, dựa trên mối quan hệ huyết thống. Như câu nói cũ,...
Kiến thức 5 giờ, 29 phút trước

Tiêu thụ quá nhiều thịt lợn, thịt bò và thịt cừu đã được chứng minh là có thể gây ung thư! Nghiên cứu mới nhất của Harvard: Nếu bạn dùng nhiều hơn lượng này mỗi ngày, nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp đôi

Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Harvard gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ không chỉ...
Kiến thức 5 giờ, 29 phút trước

Tại sao 4 kiểu giường này ai cũng ghét ? Lý do rất đơn giản, hãy nghe giải thích của những người đã từng sử dụng

Câu hỏi này có vẻ đề cập đến một số kiểu giường mà nhiều người không ưa chuộng. Dưới đây là 4 kiểu giường mà...
Kiến thức 5 giờ, 29 phút trước

Đừng chỉ tưới nước cho cây kim ngân, hãy bón thêm “3 loại phân bón” vào mùa xuân để cây xanh tốt

Vào mùa xuân, thời điểm cây bắt đầu phát triển mạnh, bạn nên sử dụng các loại phân bón phù hợp để cung cấp đủ...
Kiến thức 5 giờ, 29 phút trước

10 câu đã 'tỉnh ngộ' vô số người. Tôi nhận ra điều đó sau khi đọc chúng

Đọc xong 10 câu này bạn sẽ hiểu ra nhiều điều.
Kiến thức 5 giờ, 29 phút trước

Những thực phẩm được ví là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên”, người bị dạ dày không tốt có thể ăn thường xuyên

Dưới đây là một số thực phẩm được xem là “viên bổ dưỡng dạ dày tự nhiên” giúp hỗ trợ cho những người có vấn...
Chăm sóc sức khỏe 5 giờ, 30 phút trước