1. Khoai tây
Nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm hương vị của khoai tây, vì vậy nên bảo quản trong túi giấy (loại túi hút ẩm và chống thối rữa). Hầu hết khoai tây chỉ nên bảo quản trong 3 tuần. Vì vậy khoai tây là thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh.
2. Bánh mì
Khi để trong tủ lạnh, bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng làm giảm đi độ ngon của chúng. Tuy nhiên, với loại bánh mì thái lát như sandwich thì bạn có thể để trong tủ đông nhưng nhớ phải bọc cho kỹ và chỉ sử dụng trong thời gian có hạn.
3. Hành tây
Hành tây thích hợp để vào những túi lưới (hoặc những loại túi cho phép lưu thông với không khí bên ngoài) bảo quản trong phòng nhà bếp. Nhưng cần lưu ý nếu bạn để chung hành tây và khoai tây cả hai sẽ nhanh chóng bị thối rữa.
4. Pin
Nơi an toàn nhất dành cho những cục pin đó là chiếc ngăn kéo ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của chúng.
5. Tỏi
Có thể bảo quản tốt tỏi trong vòng 2 tháng bằng túi, rổ… để dễ dàng thông hơi. Nếu cất giữ quá kín tỏi dễ bị thối, mốc.
6. Cà chua
Cà chua có thể bị biến sắc khi để trong tủ lạnh, vì vậy hãy để chúng vào một chiếc ngăn (không nên để bên trong túi nhựa). Để tăng tốc độ chín của cà chua hãy để trong túi giấy. Khi cà chua chín sẽ có thể để được trong vòng ba ngày.
7. Cà phê
Tủ lạnh (và tủ đông đá) tạo ra sự ngưng tụ hơi nước, điều này ảnh hưởng đến hương vị của cả cà phê đã xay lẫn cà phê hạt. Cà phê sẽ ngon nhất khi được bảo quản trong một hộp kín để vào tủ đồ ăn.
8. Sơn móng tay
Giữ sơn móng tay trong tủ lạnh sẽ khiến sơn bị đặc lại và dày lên. Hãy bảo quản sơn ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp.
9. Các loại bí vào mùa đông
Có rất nhiều loại bí vào mùa đông như bí đỏ, bí xanh... sẽ bảo quản được khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn trong nhà bếp thay vì cho vào tủ lạnh.
10. Tương ớt
Chúng có thể sử dụng được tới 3 năm nếu bạn đặt chúng trong tủ đựng thức ăn.
Mạnh Diệp (Theo Giadinhvietnam.com)