Mở đầu ấn phẩm Phân tích chiến lược đương đại (Contemporary Strategy Analysis), tác giả đã đề cập đến chiến lược cho doanh nghiệp. “Chiến lược là nói về cách giành chiến thắng. Chương đầu của cuốn sách sẽ giải thích chiến lược là gì và tại sao chiến lược thành công là điều vô cùng quan trọng, cho cả tổ chức lẫn cá nhân”. Và để lấy một dẫn chứng điển hình nhất, ngay trong chương đầu tiên này, tác giả viết về “Tướng Giáp và Chiến tranh Việt Nam, 1948 - 1975” để minh chứng cho “Vai trò quan trọng của chiến lược” đối với kinh doanh.
Quay lại thời điểm những năm 1948, khi chúng ta bắt đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tác giả phân tích: “Cho dù có một đội quân đông nhất Đông Nam Á, Bắc Việt Nam không thể sánh kịp với Nam Việt Nam lúc đó có Mỹ, siêu cường số 1 thế giới về quân sự và công nghiệp, đứng đằng sau.
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả Robert Grant đã phân tích các chiến lược
kinh doanh, từ cách tìm “giá trị cốt lõi” cho doanh nghiệp, phương hướng
hoạt động phù hợp, cho tới việc tạo ra sự khác biệt, từ câu
chuyện làm tướng của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nam Việt Nam và đồng minh Mỹ bị đánh bại không phải vì đối phương có lực lượng mạnh hơn mà bởi vì họ có một chiến lược hơn hẳn. Bắc Việt Nam đã giành chiến thắng theo cách mà Tôn Tử đề cao nhất, đó là: Để kẻ thù tự hàng.”
Trích dẫn lại những phân tích của các tác giả khác về chiến lược của tướng Giáp khi đối đầu với quân Mỹ, bao gồm chiến tranh trường kỳ, lấy yếu địch mạnh, đánh chắc, thắng chắc ... Grant đã đúc kết ra triết lý kinh doanh của thời đại.
Đó là bên cạnh lợi thế so sánh “cứng” (có hạn) chủ yếu dựa vào vị thế, vào nguồn lực sẵn có, doanh nghiệp phải chú ý tới lợi thế so sánh “mềm” (vô hạn), đó là nhân tố con người. Những nhân tố mềm trong kinh tế sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho lợi thế so sánh cứng vốn có, đồng thời giúp nó thích ứng với những biến động trong kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật, nhu cầu khách hàng...
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã phân tích các chiến lược kinh doanh, từ cách tìm “giá trị cốt lõi” cho doanh nghiệp, phương hướng hoạt động phù hợp, cho tới việc tạo ra sự khác biệt...
Điều này cũng giống như nghệ thuật quân sự mà tướng Giáp đã áp dụng: Tìm giá trị cốt lõi (lòng yêu nước, tính chính nghĩa) - chọn phương hướng hoạt động phù hợp (đánh chậm, thắng chắc) - môi trường phù hợp (tinh thần dân tộc) và chớp thời cơ.
Nếu xác định đúng các tiêu chí trên, dù là người tí hon vẫn có khả năng chiến thắng gã khổng lồ có cường quốc đứng sau nhưng thiếu đi sách lược phù hợp. Nó trả lời cho câu hỏi của Đại tá Harry G.Summers Jr, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ rằng tại sao nước Mỹ không thắng được mà lại thất bại thảm hại.
Tất nhiên, chiến lược trong kinh tế và quân sự không thể hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, cũng giống như binh pháp Tôn Tử, được đặt ra với mục đích ban đầu là phục vụ chiến tranh, ngày nay lại được rất nhiều doanh nhân ưa chuộng; binh pháp của tướng Giáp, vị tướng vĩ đại của dân tôc Việt Nam, cũng ẩn chứa rất nhiều giá trị sâu sắc, đáng để cho giới doanh nhân học hỏi.
Theo Trí Thức Trẻ