Hai vị này hiện lần lượt là người giàu thứ 2 và 3 trên sàn chứng khoán.
Nhưng khác với việc nắm giữ cổ phiếu, anh thích bán hay mua thật đơn giản, dễ dàng, việc sở hữu phi cơ riêng ngoài việc mang lại sự thuận tiện khi di chuyển của một thương nhân thì cũng có những “rối rắm” nhất định.
Chỉ chuyện tìm chỗ “đậu” cho chiếc máy bay thôi cũng đã thấy khổ chủ của nó hao công tốn của.
Được biết, hiện chiếc máy bay King Air 350 của vị Chủ tịch HAG đang “đậu” thuê ở Công ty Bay Dịch vụ Hàng không (Vasco) có trụ sở đặt tại TP.HCM.
Trong khi đó, chiếc của Chủ tịch HPG thì “trú” tại Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) đặt tại Hà Nội.
“Gửi máy bay tư nhân vào doanh nghiệp rồi doanh nghiệp bay cho họ”, một ý kiến về mặt hạn chế tại Việt Nam khi sở hữu máy bay riêng.
Nhưng dường như những khó khăn trên chẳng hề hấn gì với các “đại gia” nghìn tỷ.
Chiếc máy bay 5 triệu USD của bầu Long.
Mới đây, rộ lên thông tin “bầu” Đức đang nhắm đổi chiếc phi cơ đang sở hữu sang một là chiếc Challenger 13 chỗ ngồi và hai là chiếc Legacy 9 chỗ.
Ngoài ra, khoảng nửa năm trở lại đây, trên thị trường đang rộ lên đồn đoán thông tin về một đại gia trong ngành bất động sản sắp trở thành người thứ 3 sở hữu máy bay riêng tại Việt Nam.
Mới đây nhất, tin đồn về vị đại gia Việt thứ tư sắp sở hữu máy bay riêng lại rộ lên, đó là ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Công ty Đức Khải.
Được biết, 2 chiếc máy bay trực thăng với giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng đang được công ty Đức Khải đàm phán với đối tác ở Châu Âu để sớm “rinh” về Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với các vị đại gia kể trên, theo ông Lâm, 2 chiếc trực thăng sắm về sẽ đỗ ở các đảo do cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên cả nước.
Theo Bizlive