2/3 trong số những người làm cha mẹ không biết phải làm gì để cứu sống con trong những trường hợp y tế khẩn cấp. Nhưng chắc chắn bạn không nằm trong số đó nếu tìm hiểu những hướng dẫn cần thiết của chúng tôi dưới đây.
Trẻ nuốt phải thứ gì đó có hại
Các thứ có hại có thể bao gồm rượu, thuốc, các sản phẩm hóa chất… Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu con bạn đã nuốt gì, khi nào và số lượng bao nhiêu. Các bác sĩ rất muốn biết những thông tin này. Sau đó, bạn cần đưa con đến thẳng bệnh viện để loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể.
Trẻ em bắt đầu nghẹt thở do nuốt phải thứ gì đó
Nếu trong trường hợp con bạn bị nghẹt thở hoặc gặp khó khăn trong quá trình hít thở do nuốt phải thứ gì đó thì bạn cần làm theo những bước dưới đây:
Bưới 1: Đấm vào vùng lưng và hai bả vai của trẻ bằng tay của bạn. Điều này tạo ra một sự rung động mạnh mẽ làm đánh bật những tắc nghẽn và giúp bé có thể thở.
Bước 2: Nếu việc đấm quanh vùng lưng và 2 bả vai của trẻ không hiệu quả bạn cần chuyển sang bước 2.
Bạn cần nhấn vào vùng bụng ở bên trên rốn của trẻ liên tục. Điều này giúp ép không khí ra khỏi phổi và đánh bật các đối tượng làm bé nghẹt thở.
Nếu khi đã thực hiện bước 2 nhưng không hiệu quả. Bạn cần lặp lại cả bước 1 và bước 2. Và nếu khi đã làm điều đó nhưng bé vẫn khó thở, bạn cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
Sốt liên quan đến động kinh
Trong một cơn động kinh, bé có thể uốn cong lưng, cơ thể cứng lại, đôi mắt cuộn lên.
Đầu tiên, bạn cần bảo vệ bé khỏi các vật gây tổn thương. Hãy hủy bỏ các đối tượng có thể gây tổn thương xung quanh trẻ. Sử dụng một tấm chăn hoặc quần áo để bảo vệ đầu của bé khỏi cơn động kinh.
Sau đó bạn cần cởi bỏ quần áo bên ngoài của trẻ để giúp bé được làm mát. Nếu căn phòng rất bí và nóng, bạn cần đưa trẻ đến nơi có không khí trong lành. Sau đó, bạn nên giúp bé nằm yên trên một mặt phẳng. Đồng thời, bạn cần để đầu của trẻ nghiêng về phía sau để hỗ trợ thở.
Nếu đã làm đủ các bước trên nhưng cơn động kinh của bé không thuyên giảm, hãy tìm đến sự giúp đỡ của y tế.
Bị bỏng
Khi bé bị bỏng, bạn cần làm mát vết bỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 10 phút dù bé có đau và phản ứng dữ dội đến thế nào. Khi vết bỏng được làm lạnh dưới vòi nước, bé sẽ giảm được sự đau đớn, tổn thương thần kinh và nguy cơ để lại sẹo.
Sau khi vết bỏng được làm lạnh, bạn cần bọc bên ngoài nó bằng màng dính hoặc một túi nhựa sạch. Điều này giúp cho vết bỏng được sạch sẽ và giảm đau. Sau đó, bạn cần tìm sự tư vấn và trợ giúp của các cơ quan y tế.
Đầu va chạm mạnh với một vật gì đó
Khi đầu va chạm mạnh với một vật gì đó cứng, bé có thể bị đau, sưng và trông nhợt nhạt. Ngay lập tức, bạn cần để một thứ gì đó lạnh vào vùng va chạm. Điều này sẽ giúp giảm đau và sưng.
Trong trường hợp trẻ bị mất ý thức hoặc buồn nôn, ói mửa hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của việc bị chấn động và chấn thương đầu nghiêm trọng.
Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng
Nguyên nhân của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường là do tiêm thuốc, các loại hạt, động vật có vỏ, trứng hoặc vết đốt của côn trùng.
Con bạn có thể gặp phải các nốt màu đỏ, ngứa hoặc sưng ở bàn tay, bàn chân, khuôn mặt. Hơi thở của bé có thể rất chậm đồng thời nôn mửa và tiêu chảy có thể xảy ra khi bị dị ứng.
Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào như ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra rất nhanh và có khả năng gây tử vong vì nó dẫn đến sưng đường hô hấp. Đồng thời bạn cần trấn an trẻ và làm cho bé thoải mát nhất có thể khi đang chờ xe cứu thương.
Tiến Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)